Bị chẩn đoán ung thư bàng quang nhưng giáo sư y học nổi tiếng ở Trung Quốc vẫn sống khỏe suốt 38 năm nhờ thường xuyên ăn loại cháo này.
Bà Hà Nhã Bình, giáo sư y học Trung Quốc nổi tiếng, đang làm việc tại Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc tại tỉnh Chiết Giang. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về ngành y nên ngay từ khi còn nhỏ, bà đã sớm tiếp xúc với nghề.
Ông của giáo sư Nhã Bình là Hà Công Đán, một thầy thuốc giỏi nổi tiếng ở Hàng Châu. Cha của bà là giáo sư Hứa Nhâm - được trao danh hiệu thầy thuốc số một Trung Quốc
Theo lời kể của giáo sư Nhã Bình, năm 1973, cha của bà bị chẩn đoán ung thư bàng quang và phải cắt bỏ khối u cùng một phần nang. Sau khi phẫu thuật, ông đã tự nghiên cứu để kê toa thuốc cho chính mình. Kết hợp nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực y học, ông đã khám phá ra nguyên tắc 12 ký tự và tìm ra phương pháp giúp đẩy lùi khối u.
Kể từ khi được chẩn đoán ung thư vào năm 1973, ông đã sống suốt 38 năm cho tới khi qua đời vào năm 2012.
“Cha tôi, giáo sư Hứa Nhâm đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong suốt nhiều thập kỷ và tin rằng ý dĩ là thực phẩm có thể giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa các khối u.” Giáo sư Hà Nhã Bình nói.
Công dụng không ngờ từ ý dĩ
Ý dĩ hay còn gọi là bo bo không chỉ là thực phẩm mà còn là một vị thuốc quý dùng được cho cả người lớn và trẻ em khi chữa trị những chứng bệnh thông thường.
Hạt ý dĩ tính hơi hàn, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, thẩm thấp, trừ tê, trị tiêu chảy, thanh nhiệt, tẩy mủ. Nó cũng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh phù nề, cước khí, tiểu tiện khó, tê thấp, co gân, tỳ hư, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, hạt ý dĩ có chứa các chất dầu ý dĩ, mỡ ý dĩ, kích thích tố ngũ cốc, chất albumin, chất béo, vitamin B... có thể tăng cường chức năng miễn dịch, giảm lượng đường trong máu và lượng canxi trong huyết thanh, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, trấn tĩnh...
Theo lời khuyên của giáo sư Nhã Bình, cách sử dụng ý dĩ tốt nhất chính là nấu thành cháo. Mỗi ngày có thể ăn hai bữa sáng và chiều.
Ngoài ý dĩ, nữ giáo sư cũng gợi ý thêm một số thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư: như bắp cải, rau chân vịt, cà rốt, khoai môn, mộc nhĩ, khoai lang, hạt vừng đen, rong biên,…
Một số bài thuốc nấu cháo ý dĩ để chữa bệnh: Chữa tiểu đường, đái ra máu, ăn uống kém, phù nề, phong thấp tê đau: hạt ý dĩ 30g, gạo tẻ 50g. Nấu thành cháo, chia ăn trong ngày. Chữa da mọc mụn hạt cơm, tàn hương, trứng cá, phát ban: hạt ý dĩ 50g, bách hợp 6g, đường phèn vừa đủ, thêm nước vừa đủ nấu chín. Chữa sâu răng: hạt ý dĩ 50g, cát ngạch 50g. Hai vị nghiền bột mịn, trộn đều, dùng dần, chấm vào chỗ răng sâu. Chữa chứng tỳ vị hư nhược, không thiết ăn uống: hạt ý dĩ 150g, gạo tẻ 150g, sơn dược 150g. Nấu thành cháo, chia ăn nhiều lần trong ngày. Chữa ho suyễn có đờm, đái dắt, đái tháo đường, ung thư dạ dày, ung thư thực quản: hạt ý dĩ 100g, bạch quả 12g, thêm nước vừa phải, đun chín tới, thêm đường phèn vào ăn. Thang hạt ý dĩ cho người ung thư phổi: hạt ý dĩ 30g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, rễ cỏ tranh 30g, hạ khô thảo 15g, quất hồng bì 15g, thất diệp nhất chi hoa 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g. Sắc uống. Chữa chứng phong thấp, nhức mỏi chân tay, phát sốt: hạt ý dĩ 30g, phòng phong 15g. Sắc lấy nước uống thay trà. Chữa chứng can thận âm hư, ung thư cổ tử cung: hạt ý dĩ 30g, táo tàu 10g, củ ấu 15g, bong bóng cá chiên 10g. Nấu thành cháo, ăn trong ngày. Trị rôm sảy, bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiển sẻn, nước tiểu vàng, bụng trướng nước, ung thư dạ con: hạt ý dĩ 100g, bí đao 500g. Nấu lên, thêm đường hoặc gia vị cho vừa. Ngày nấu 1 lần, hoặc cách ngày 1 lần. |