Hà Nội: Trời lạnh, người mắc bệnh phổi nhập viện tăng 130%, nhiều người thở máy, bác sĩ khuyến cáo việc cần làm ngay

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 10/12/2022 19:40 PM (GMT+7)

Khi thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp, vì vậy nếu không biết cách dự phòng thì nguy cơ nhập viện rất lớn, nhất là người có bệnh lý nền.

Thời gian gần đây thời tiết miền Bắc và Hà Nội giảm sâu, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân. Theo ghi nhận, tại nhiều bệnh viện  như Thanh Nhàn, Tim Hà Nội, Nhi Trung ương, Bạch Mai… số bệnh nhân nhập viện có xu hướng tăng. Trong đó, các bệnh nhân chủ yếu nhập viện liên quan đến bệnh lý đường hô hấp, nhất là người có bệnh lý mãn tính.

Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, bác sĩ Vũ Văn Thành - Trưởng khoa Bệnh phổi mãn tính cho biết, việc thời tiết lạnh sâu cũng khiến cho số lượng bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp đến khám và điều trị tăng đột biến. Trong đó số bệnh nhân bị viêm phổi, hen mãn tính, giãn phế quản mãn tính… phải nhập viện điều trị nội trú nhiều hơn.“Nếu như trước đây tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú mỗi ngày khoảng 200 người, thì riêng trong đợt lạnh này tăng lên 130%. Trong đó, có tới 15% bệnh nhân điều trị nội trú phải thở máy, số còn lại đa số là thở ô xy”, bác sĩ Thành thông tin. 

Bệnh nhân nhập viện do trời lạnh tăng đột biến tại BV Phổi Trung ương, nhất là người có sẵn bệnh lý nền.

Bệnh nhân nhập viện do trời lạnh tăng đột biến tại BV Phổi Trung ương, nhất là người có sẵn bệnh lý nền.

Theo bác sĩ Thành, nguyên nhân số ca bệnh hô hấp tăng lên là do phổi là cơ quan thông thương với môi trường bên ngoài, nên sự thay đổi môi trường sẽ ảnh hưởng đến phổi. Do vậy, người sức đề kháng kém, người có bệnh lý mãn tính nhất là bệnh hô hấp, người suy giảm miễn dịch sẽ rất dễ bị tổn thương khi thời tiết giao mùa. 

“Khi không khí lạnh vào cơ thể, cơ quan hô hấp sẽ bị tác động đầu tiên. Ngoài ra, môi trường chứa nhiều chất độc hại mà chúng ta không nhìn thấy được cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Tất cả những yếu tố nguy cơ này là tác nhân gây bệnh, gây nên đợt kịch phát bệnh mãn tính, nhiễm trùng”, bác sĩ Thành cảnh báo.

Riêng đối với người bị bệnh lý nền sức đề kháng giảm, bác sĩ Thành cho rằng môi trường biến đổi sẽ khiến họ càng yếu hơn, vì thế những người nhập viện đa số là trong tình trạng nặng, phải thở máy, thậm chí thở máy xâm nhập đặt ống nội khí quản.

Bác sĩ Thành cho biết, việc quản lý những người có bệnh lý nền tốt trong mùa lạnh rất quan trọng. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Thành cho biết, việc quản lý những người có bệnh lý nền tốt trong mùa lạnh rất quan trọng. Ảnh: Lê Phương.

Trong điều kiện thời tiết như hiện tại, bác sĩ Thành cho rằng việc phòng bệnh rất quan trọng và nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Đối với trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh lý nền thì phải quản lý bệnh tốt, thực hiện theo khuyến cáo bác sĩ hướng dẫn.

- Cần có chế độ ăn hợp lý để nâng cao đề kháng tự nhiên cho cơ thể.

- Với người cao tuổi hay thức dậy đêm hoặc sáng sớm vì lý do cá nhân nên rất dễ nhiễm lạnh, từ đó gây nên vấn đề cảm lạnh, hô hấp, nặng hơn có thể gây đột quỵ tim, não. Vì vậy, nên chuẩn bị dụng cụ vệ sinh cá nhân sẵn trong nhà, không ra khỏi chăn ngay lập tức, để cơ thể làm quen với môi trường, mặc ấm trước khi ra ngoài phòng ngủ.

Giữ ấm cơ thể nhất là với người già, trẻ nhỏ là cực kỳ quan trọng. (Ảnh minh họa)

Giữ ấm cơ thể nhất là với người già, trẻ nhỏ là cực kỳ quan trọng. (Ảnh minh họa)

- Với trẻ nhỏ cũng vậy, các cháu đi vệ sinh đêm, dậy cũng dễ bị nhiễm lạnh. Hoặc bỉm ướt cũng bị nhiễm lạnh nên không chú ý thì đó là yếu tố nguy cơ gây bệnh ở trẻ nhỏ.

- Cần tăng sức bảo vệ chủ động cơ thể lên, đặc biệt là người có bệnh lý nền. Đó là phải tiêm phòng cúm 1 năm/1 lần. Ngoài cúm có thể tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu.

- Cần giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh bằng cách mặc quần áo, giữ ấm phòng ở, hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết. Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp, giữ ấm đường hô hấp.

- Đặc biệt, không nên sưởi ấm bằng các chất đốt trong phòng kín, để không gây nên tình trạng tử vong hết sức thương tâm. Tốt nhất nên sưởi ấm bằng cách an toàn hơn như sưởi điện, chăn ga.

Không phải sưởi than, bác sĩ cảnh báo kiểu làm ấm cực nguy hiểm khi trời lạnh, giết dần các bộ phận cơ thể
Việc giữ ấm cơ thể trong mùa đông rất quan trọng nhưng không ít người lại cho rằng hút thuốc cũng giúp cơ thể giữ ấm, liệu có đúng. BSCK II Đoàn Thị...

Ths.BS Đoàn Thị Anh Đào

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm phổi