Ngày càng có nhiều người mắc các bệnh về tuyến giáp, bao gồm viêm tuyến giáp, nhân giáp, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp.
Tuyến giáp là một bộ phận quan trọng đóng vai trò giải phóng các hormone, có hình dạng con bướm ở phía trước cổ. Tuy đây là một tuyến rất nhỏ nhưng lại là bộ phận quan trọng và dễ bị xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Là một cơ quan nội tiết quan trọng, tuyến giáp cần được bạn chú ý xây dựng các thói quen sinh hoạt đúng đắn để duy trì chức năng tốt của nó. Nhưng ngày càng có nhiều người mắc các bệnh về tuyến giáp, bao gồm viêm tuyến giáp, nhân giáp, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp.
Dù là loại bệnh xâm nhập nào cũng sẽ mang đến những tác hại cho cơ thể, nhưng cần phải hiểu rõ căn nguyên của bệnh và cố gắng phòng tránh. Một cơ thể khỏe mạnh có thể nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuyến giáp là một trong những tuyến quan trọng có ảnh hưởng tới hầu hết quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp gặp vấn đề hoặc người bệnh không may mắc các bệnh lý tuyến giáp, cơ thể sẽ thể hiện một số triệu chứng rõ rệt. Đối với nữ giới thì rối loạn kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu giúp nhận diện bệnh lý về tuyến giáp.
Qua nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp khoảng 30% trong số những người từ 18-65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi và thường gặp ở phụ nữ (tỷ lệ 5 nữ/1 nam). Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót không được chẩn đoán từ 20-60% trong tổng số người mắc bệnh. Chính từ điều này đã khiến cho việc thăm khám và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhiều người khi phát hiện thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn.
Theo các nghiên cứu, hầu hết người mắc bệnh tuyến giáp đều có 4 hành vi này, bạn cần lưu ý để điều chỉnh.
1. Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực
Đừng coi nhẹ việc phòng bệnh, dù cơ quan nào bị tổn thương cũng ảnh hưởng không nhỏ. Việc mắc bệnh tuyến giáp có liên quan đến việc sản sinh ra những cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài. Trong môi trường áp lực cao, nếu bạn không biết cách điều tiết cảm xúc dễ rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến nội tiết.
Sau khi bị rối loạn nội tiết, hormone tuyến giáp sẽ có sự bài tiết bất thường. Khi hormone tuyến giáp tiết quá nhiều hoặc quá ít sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của tuyến giáp, có thể phát sinh các bệnh lý.
Bạn cần học cách giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, biết cách chuyển sự chú ý đánh lạc hướng bản thân, tránh tập trung vào điều gì đó khiến bạn buồn phiền.
2. Chế độ ăn uống sai lầm
Không nắm vững chế độ ăn uống phù hợp có thể khiến chức năng tuyến giáp suy giảm. Nhiều người ăn uống mà không biết cơ thể cần những chất dinh dưỡng, năng lượng gì nhưng lại không biết rằng ăn uống sai lầm chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao. Ví dụ, những người kén ăn hoặc ăn kiêng; bổ sung quá nhiều iốt hoặc thiếu trong thời gian dài sẽ sinh ra bệnh tuyến giáp.
Nếu bạn có thể hiểu được chế độ ăn uống chính xác là gì và tuân theo nó một cách nghiêm ngặt, dinh dưỡng tự nhiên sẽ điều hòa nội tiết tốt hơn, bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
3. Thường thức khuya
Tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao có liên quan đến hành vi thức khuya trong thời gian dài. Khi tăng cường sức khỏe của cơ thể, bạn nên đảm bảo rằng bạn ngủ đủ thời gian và ngủ nhiều hơn 6 giờ một ngày theo nhu cầu của bạn. Tất nhiên, hãy cố gắng cải thiện chất lượng giấc ngủ nhiều nhất có thể, nếu bạn luôn thức giấc giữa đêm và khó đi vào giấc ngủ, bạn nên cố gắng hết sức để giải quyết.
Do mối quan hệ giữa công việc và nghỉ ngơi và nội tiết, thiếu ngủ làm cơ thể suy kiệt, ngoài việc tinh thần sa sút, giảm sức đề kháng, nó cũng sẽ gián tiếp can thiệp vào nội tiết.
Chất lượng giấc ngủ kém liên tục dẫn đến rối loạn nội tiết, cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến giáp. Có thể thấy, chỉ có thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc mới có thể phòng tránh được bệnh tật.
4. Tiếp xúc với bức xạ ion hóa
Một số bệnh lý nghiêm trọng về tuyến giáp có liên quan đến tác hại của bức xạ ion hóa. Bất kể môi trường sống hay làm việc, một khi có bức xạ, bạn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ và tránh xa càng sớm càng tốt. Nếu không, các bức xạ này sẽ gây hại cho cơ thể con người và dần dần sẽ làm thay đổi bản chất của các tế bào bình thường. Tỷ lệ mắc ung thư phổi, ung thư vú, tuyến giáp đều có liên quan đến bức xạ ion hóa.
Ảnh minh hoạ
Một số thiết bị và nguồn phóng xạ phát ra bức xạ ion hóa: Các tia X phát ra từ máy X quang trong y tế chẩn đoán hình ảnh; Các nguồn phóng xạ sử dụng trong dụng công nghiệp như: máy phân tích huỳnh quang tia X, máy nhiễu xạ tia X, thiết bị phân tích kích hoạt nơtron, đo độ dày, đo mức chất lỏng, đo mật độ, đo độ ẩm, các nguồn phóng xạ sử dụng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, thăm dò địa chất, chiếu xạ thực phẩm…
Nếu cơ thể được bảo vệ đúng cách và tránh xa môi trường có bức xạ, nó sẽ tự nhiên duy trì chức năng tuyến giáp bình thường.
Ai dễ bị mắc bệnh tuyến giáp
Khả năng bị các bệnh lý tuyến giáp sẽ rất cao nếu bạn mắc một trong số các vấn đề sau đây:
- Có tiền sử gặp vấn đề về tuyến giáp trong quá khứ.
- Từng trải qua cơn phẫu thuật hoặc xạ trị ảnh hưởng đến tuyến giáp.
- Mắc các bệnh mắc kèm như bướu cổ, thiếu máu hoặc tiểu đường tuýp 1.