Bệnh hở van tim là một trong những bệnh về tim phổ biến và thường gặp. Vậy bệnh hở van tim là gì, liệu nó có nguy hiểm và có thể chữa khỏi được không?
Bệnh hở van tim là gì? Có mấy loại bệnh?
Một trái tim khỏe mạnh bình thường sẽ có 4 van tim (2 van ở tâm nhĩ, 2 van ở tâm thất). Các van tim có nhiệm vụ đóng mở để điều tiết lượng máu lưu thông vào tim và tới được các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh hở van tim xảy ra khi các van tim này không được đóng kín, khiến cho chức năng hoạt động của tim bị ảnh hưởng. Bệnh sẽ khiến một phần máu không thể lưu thông ra bên ngoài và trào ngược lại vào trong. Như vậy trái tim sẽ phải làm việc nặng hơn để có thể đẩy được hết lượng máu ra ngoài. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Hình ảnh bệnh hở van tim
Bệnh hở van tim thường có những loại chính sau:
1. Hở van tim 2 lá
Van tim 2 lá chịu trách nhiệm đưa máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Khi van bị hở do hẹp van tim hay nguyên nhân nào khác thì sẽ khiến lượng máu không xuống được hết tâm thất trái để đi ra ngoài. Khi đó tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để lưu thông máu được qua tim và tới các bộ phận trong cơ thể.
2. Hở van tim 3 lá
Van tim 3 lá chịu trách nhiệm đưa máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải. Tiếp đó máu sẽ được đưa qua phổi để trao đổi oxy rồi lưu thông khắp cơ thể. Tim vẫn sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường để đẩy đi lượng máu bị ứ đọng trong tâm thất do bệnh gây ra.
3. Hở van tim động mạch chủ
Van tim động mạch chủ đóng vai trò giúp máu lưu thông từ tâm thất trái đi ra động mạch chủ để đi nuôi toàn bộ cơ thể. Do đó đây là van tim đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe nếu bị bệnh. Nếu như không điều trị kịp thời, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn, máu bị tích đọng nhiều hơn gây phình giãn cơ tim.
4. Hở van tim động mạch phổi
Van tim động mạch phổi giúp máu từ tâm thất phải đi ra được động mạch ở phổi để trao đổi oxy. Khi bị hở van, lượng máu bị trào ngược về tâm thất phải, gây cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Tim cũng sẽ phải làm việc nặng hơn để giải quyết tình trạng này, không tốt cho sức khỏe.
Hình ảnh các loại hở van tim có thể gặp
Nguyên nhân bệnh hở van tim thường gặp
Có một số nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh, người bệnh có thể tham khảo như sau:
- Dị tật bẩm sinh khiến bị bệnh từ lúc mới sinh ra
- Bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn dẫn đến viêm mô tim
- Bị sốt thấp khớp, một bệnh viêm nhiễm do nhiễm vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra
- Tuổi tác người bệnh đã cao dễ bị mắc bệnh tim
- Bị trải qua một cơn đau tim, từ đó khiến van tim bị hở
- Mắc bệnh động mạch vành gây ra hẹp và xơ cứng động mạch
- Mắc bệnh cơ tim, liên quan đến sự thay đổi thoái hóa ở cơ tim
- Mắc bệnh giang mai, một bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Bị tăng huyết áp, hoặc huyết áp cao
- Bị chứng phình động mạch chủ, sưng hoặc phình động mạch chủ bất thường
- Bị xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch gây cản trở lưu thông máu
- Bị chứng thoái hóa myxomatous, làm suy yếu các mô liên kết ở van hai lá
Bị phình động mạch chủ có thể khiến hở van tim
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh hở van tim
Để có thể phát hiện được sớm và kịp thời những người mắc bệnh. Bệnh nhân cần chú ý những dấu hiệu và triệu chứng hở van tim sau để từ đó đến khám bệnh và nhờ bác sĩ tư vấn chữa trị:
- Người bệnh bị khó thở: Đây là triệu chứng phổ biến khi bị mắc bệnh. Khó thở khi vận động mạnh, thậm chí khó thở kể cả khi đang nghỉ ngơi.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi: Cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu kéo dài ngay cả khi bạn không hề vận động.
- Tức ngực, tim đập nhanh hơn: Nhịp tim thay đổi thất thường, đập nhanh hơn cảnh báo sự thay đổi xảy ra với tim của bạn.
- Chóng mặt, hoa mắt: Điều này xảy ra khi cơ thể bị thiếu máu, cụ thể là do hở van tim khiến máu khó lưu thông hơn trong cơ thể.
- Ngất xỉu, đột quỵ: Tình trạng thiếu máu diễn ra trầm trọng hơn khi bệnh nặng sẽ dẫn tới bị ngất xỉu, thậm chí đột quỵ.
- Ho khan: Triệu chứng hở van tim này cho thấy người bệnh đang gặp vấn đề ở van tim động mạch phổi khiến máu không lưu thông được đến phổi. Từ đó gây ra những cơn ho khan khó chịu, khó thở cho bệnh nhân.
- Phù phổi, phù chân tay: Do cơ thể bị giữ nước và các chất lỏng bởi máu không lưu thông được khắp cơ thể.
Tức ngực, tim đập nhanh có thể là dấu hiệu bị hở van tim
Bệnh hở van tim có chữa được không? Chữa như thế nào?
Bệnh hở van tim hoàn toàn có thể chữa được nếu như được phát hiện kịp thời và xử lý. Bởi càng để lâu, cơ hội chữa trị càng thấp, khi đó nguy cơ phải thay thế tim là rất cao. Hiện nay với khoa học hiện đại có thể giúp phát hiện sớm được bệnh. Các phương pháp thường dùng để phát hiện và chữa trị bao gồm:
1. Phương pháp xác định và phát hiện bệnh
- Xét nghiệm qua điện tâm đồ: Sẽ cho thấy các hoạt động của tim. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra nhịp tim có bất thường không.
- Xét nghiệm bằng siêu âm tim: Sử dụng sóng âm để tạo ra một bức tranh của các van tim và buồng.
- Đặt ống thông tim là một biện pháp khác được sử dụng để chẩn đoán hở van tim. Xét nghiệm này sử dụng một ống hoặc ống thông mỏng có camera để chụp ảnh tim và mạch máu của bạn. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Xét nghiệm chụp X-quang có thể được sử dụng để có hình ảnh bên trong trái tim của người bệnh.
- Quét MRI có thể cung cấp một hình ảnh chi tiết hơn về trái tim của người bệnh. Từ đó giúp bác sĩ xác định loại hở van tim đang gặp phải.
Quét MRI có thể phát hiện bệnh dễ dàng
2. Cách điều trị hở van tim hiệu quả
- Thay đổi chế độ ăn uống, ăn những thức ăn bổ dưỡng và có lợi
- Không nên ăn thực phẩm, đồ ăn có thể gây hại cho tim
- Không hút thuốc lá, dùng chất kích thích gây tổn hại tim
- Tập luyện thể dục điều độ nhằm nâng cao sức khỏe của tim
- Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tim theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Làm phẫu thuật để mở rộng van tim nếu van tim bị hẹp hoặc để đặt ống thông cho tim giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Thay thế, ghép một trái tim mới nếu trái tim cũ bị hư hại nhiều, không thể chữa được.
- Thay thế van tim bằng van tim nhân tạo hoặc van từ sinh học