Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý

Ngày 05/04/2020 16:30 PM (GMT+7)

Các bệnh lý về tim mạch thường được gọi là các “sát thủ thầm lặng” vì những dấu hiệu bệnh tim diễn ra âm thầm, không biểu hiện ra bên ngoài. Nguy cơ tử vong vì bệnh tim là rất cao nếu không phát hiện sớm và điều trị.

Bệnh tim hay bệnh về tim mạch nói chung là những căn bệnh cực kỳ phổ biến và có tỷ lệ người mắc bệnh khá cao. Đối tượng thường mắc phải chủ yếu là người lớn tuổi, người trẻ tuổi bị mắc bệnh tim chủ yếu do di truyền hoặc bệnh bẩm sinh gây ra.

Bệnh tim là bệnh đứng top đầu trong các bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu như không được khám và điều trị kịp thời. Bệnh diễn ra âm thầm và kéo dài trong nhiều năm, tháng khiến người bệnh thậm chí còn không biết là mình bị mắc bệnh. 

Có khoảng 10 loại bệnh tim thường gặp nhất hiện nay, bao gồm:

- Bệnh tim bẩm sinh

- Rối loạn nhịp tim

- Bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch

- Bệnh giãn cơ tim

- Nhồi máu cơ tim

- Bệnh suy tim

- Bệnh cơ tim phì đại

- Hồi quy hai lá

- Hở van hai lá

- Hẹp động mạch phổi

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý - 1

Bệnh tim cực kỳ phổ biến và có nhiều người mắc

Nguyên nhân gây ra bệnh tim

Bị mắc bệnh tim bẩm sinh: Điều này sẽ khiến cho người bệnh dễ dàng bị bệnh tim và phải điều trị từ lúc mới sinh ra. Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh tim bẩm sinh ở nước ta hiện nay đang ở mức cao.

Lượng cholesterol trong máu cao: Cholesterol tăng cao sẽ bám vào trong thành động mạch, gây cản trở máu lưu thông qua trái tim và đi khắp cơ thể. Từ đó tim không nhận đủ máu sẽ trở nên suy yếu và mắc bệnh.

Mắc bệnh béo phì: Người mắc bệnh béo phì là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Không chỉ có lượng cholesterol trong máu cao, họ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hại khác.

Bị mắc bệnh về huyết áp: Người mắc bệnh về huyết áp sẽ khiến cho hệ tim mạch luôn trong tình trạng báo động, ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động của cơ thể. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Bị mắc bệnh đái tháo đường: Tiểu đường hay đái tháo đường có thể khiến huyết áp thay đổi thất thường. Điều này gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho trái tim.

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý - 2

Bệnh về huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp

1. Dấu hiệu bệnh tim do xơ vữa động mạch

Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh tim ở nam giới và phụ nữ có thể sẽ khác nhau. Chẳng hạn với đàn ông có thể sẽ bị đau tức ngực, tuy nhiên với phụ nữ thì lại thấy khó chịu ở ngực, khó thở hoặc buồn nôn. Các dấu hiệu của bệnh tim do xơ vữa động mạch bao gồm:

- Đau ngực, tức ngực, khó chịu vùng ngực

- Khó thở, cảm thấy có áp lực vô hình ở ngực

- Đau, tê dại chân tay hoặc tay chân bị lạnh do máu khó lưu thông

- Đau mỏi ở cằm, cổ, hàm, trên bụng hoặc lưng

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý - 3

Hình ảnh bệnh xơ vữa động mạch

2. Dấu hiệu bệnh tim do rối loạn nhịp tim gây ra

Rối loạn nhịp tim khiến nhịp tim thay đổi liên tục, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh có thể gồm:

- Có cảm giác rung động bên trong lồng ngực

- Nhịp tim tăng nhanh

- Nhịp tim chậm đi

- Đau ngực, khó chịu vùng ngực

- Cảm giác khó thở

- Chóng mặt, buồn nôn

- Thi thoảng bị ngất xỉu hoặc gần như bị ngất

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý - 4

Hình ảnh bệnh tim do rối loạn nhịp tim gây ra

3. Dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh (dị tật ở tim)

Trái tim của người bệnh đã gặp phải khiếm khuyết từ khi mới sinh ra, do đó họ là đối tượng dễ mắc bệnh tim nhất. Các triệu chứng và dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết:

- Màu sắc làn da xám hoặc xanh nhạt

- Sưng lên ở chân, bụng hoặc xung quanh mắt

- Với trẻ sơ sinh, trẻ bị khó thở, khó bú dẫn đến suy dinh dưỡng

- Dễ bị hụt hơi khi vận động, tập thể dục

- Dễ bị mệt mỏi khi làm việc cá nhân

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý - 5

Các dạng bệnh tim bẩm sinh thường gặp

4. Triệu chứng, dấu hiệu bệnh tim do giãn cơ tim

Trong giai đoạn đầu của bệnh tim do giãn cơ tim sẽ không xuất hiện nhiều biểu hiện. Các dấu hiệu chỉ đến khi tình trạng bệnh trở nên xấu đi, cụ thể:

- Thở dốc, thở gắng sức khi vận động

- Sưng lên ở chân, mắt cá chân hoặc bụng

- Cơ thể luôn bị mệt mỏi kể cả khi nghỉ ngơi

- Nhịp tim bị loạn, không đồng đều

- Chóng mặt, ngất xỉu thường xuyên diễn ra

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý - 6

Hình ảnh bị bệnh giãn cơ tim

5. Dấu hiệu bệnh tim do hở van tim

Trái tim khỏe mạnh thường có 4 van giúp cho máu có thể lưu thông dễ dàng từ tim đến các bộ phận trong cơ thể. Khi một van bị hỏng sẽ gây cản trở cho việc lưu thông máu của tim. Các dấu hiệu của bệnh khi này bao gồm:

- Cơ thể trong tình trạng mệt mỏi

- Nhịp tim không ổn định, không đều

- Đau tức vùng ngực, khó chịu ở ngực

- Hay bị chóng mặt, ngất xỉu

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý - 7

Hình ảnh bệnh hở van tim

6. Dấu hiệu bệnh tim khi bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng tim hay còn gọi là viêm tâm nội mạc gây ra ảnh hưởng đến các màng ngăn cách, các buồng và van tim. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

- Sốt vừa đến sốt cao

- Cảm thấy khó thở

- Cơ thể mệt mỏi, suy yếu

- Nhịp tim bị thay đổi liên tục

- Có dấu hiệu sưng lên ở chân, tay hoặc vùng bụng

- Ho dai dẳng kéo dài

- Làn da bị phát ban, có đốm bất thường

Bệnh tim có chữa được không? 

Bệnh tim là căn bệnh không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên chúng ta có thể cải thiện tình trạng của tim trở nên tốt hơn. Hầu hết các dạng bệnh tim ngày nay có thể chữa trị được theo các phương pháp y học hiện đại. Như là thay thế tim, ghép tim, thay thế van động mạch tim,....

Trong số các bệnh lý về tim thì người bệnh cần cẩn trọng với bệnh tim do xơ vữa động mạch gây ra. Nó còn được biết tới với tên gọi là bệnh mạch vành, chứng thiếu máu cục bộ tại tim. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra tình trạng đau tức ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong.

Hướng phòng ngừa và điều trị bệnh tim

Dựa vào những dấu hiệu bệnh tim cũng như triệu chứng mà chúng ta sẽ có các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp:

1. Biện pháp phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật là khả dĩ nhất để có thể điều trị bệnh tim một cách ổn định. Các dạng phẫu thuật phổ biến gồm:

- Nong mạch vành, đặt ống thông để mở rộng các mạch máu bị hẹp, từ đó tăng lưu lượng máu lưu thông

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, cho phép lưu lượng máu đến một phần tim bị chặn ở những người bị tắc động mạch

- Phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van tim bị lỗi

- Phẫu thuật cấy máy tạo nhịp tim, hoặc máy điện tử điều chỉnh nhịp tim cho người bị rối loạn nhịp tim

- Phẫu thuật để ghép trái tim khỏe mạnh hơn

2. Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh tim, nhằm ngăn ngừa các cục máu đông xuất hiện, điều trị suy tim. Các loại thuốc chính thường được sử dụng gồm:

- Thuốc chứa statin, để làm giảm cholesterol

- Thuốc chứa chất làm loãng máu, như warfarin, để ngăn ngừa cục máu đông xuất hiện

- Thuốc chẹn beta, để điều trị đau tim, suy tim và huyết áp cao

- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), cho bệnh suy tim và huyết áp cao

3. Các biện pháp phòng ngừa khác

Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý nhằm ngăn ngừa cholesterol gia tăng trong cơ thể.

Tích cực tập luyện thể thao để gia tăng sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên với người mắc bệnh tim thì cần hạn chế vận động mạnh

Duy trì cân nặng và chiều cao ổn định

Từ bỏ việc hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích

Kiểm soát lượng đường huyết cẩn trọng, nhất là bệnh nhân bị tiểu đường.

Chuyên gia khuyên không nên ăn tối sau 6 giờ kẻo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Nguy cơ tử vong do "kẻ giết người hàng đầu thế giới" – bệnh tim sẽ tăng mạnh nếu bạn ăn tối sau 6 giờ.

PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tim