Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng

Ngày 06/04/2020 16:30 PM (GMT+7)

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người mắc bệnh tim. Bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nhồi máu cơ tim là gì? Đây là căn bệnh về tim mạch thường gặp ở người mắc bệnh tim. Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn mạch máu động mạch vành. Đây là động mạch chính cung cấp máu lưu thông qua tim và nuôi dưỡng tim. Từ đó khiến tim không lưu thông được máu đi các cơ quan trong cơ thể, dẫn tới đau tim và đột quỵ, thậm chí tử vong.

Nhồi máu cơ tim có thể gây ra nhiều hệ lụy và biến chứng cho cơ thể nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tùy theo vị trí nơi bị tắc nghẽn máu mà tình trạng bệnh lý của từng người sẽ khác nhau.

Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng - 1

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim thường gặp

1. Cholesterol xấu tồn tại trong mạch máu

Mạch máu, đặc biệt là động mạch chính phụ trách việc vận chuyển máu lưu thông đến tim và đi khắp cơ thể. Nếu như động mạch bị tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vận chuyển máu, từ đó sẽ gây ra các bệnh về tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.

Việc cholesterol cao trong máu sẽ khiến chúng dễ dàng tạo thành các mảng bám tích lũy bám vào thành của động mạch. Lưu lượng máu đi qua động mạch sẽ bị giảm đi nhiều, thậm chí bị tắc nghẽn mạch máu. Những loại cholesterol xấu (tỷ trọng lipoprotein thấp) sẽ tạo ra mảng bám dễ dàng hơn.

2. Chất béo bão hòa tạo ra xơ vữa động mạch

Ngoài các cholesterol xấu, các chất béo bão hòa hoàn toàn có khả năng tích tụ lại và tạo thành các mảng xơ vữa gây xơ vữa động mạch. Chúng sẽ khiến mạch máu bị tắc nghẽn, từ đó hình thành các cục máu đông khó lưu thông trong cơ thể. Nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ sẽ rất cao. Chất béo bão hòa tìm thấy nhiều ở trong các sản phẩm từ sữa và thịt.

Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng - 2

Chất béo có hại có thể gây tắc nghẽn mạch máu

3. Chất béo chuyển hóa gây hại

Các loại chất béo này tồn tại trong động vật hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ. Chúng là những chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe, dễ dàng tạo thành mảng bám trong thành của động mạch. Từ đó gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu cho người bệnh.

4. Người bệnh bị béo phì, tiểu đường

Người bệnh mắc các bệnh lý nền như béo phì, tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn người khỏe mạnh bình thường. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến nguy cơ xơ vữa động mạch cũng tăng cao. Từ đó lượng cholesterol sẽ tăng cao và tồn tại trong cơ thể.

5. Người mắc bệnh huyết áp

Người mắc bệnh huyết áp cao thường sẽ dễ bị tổn thương động mạch. Một khi động mạch bị tổn thương sẽ tạo điều kiện hình thành mảng bám và tạo nên xơ vữa động mạch.

Triệu chứng, dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Những dấu hiệu và triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể được biểu lộ dễ dàng ra ngoài để có thể nhận biết. Những dấu hiệu, triệu chứng cụ thể bao gồm:

- Đau tức ngực, đau thắt vùng ngực

- Đau dữ dội, đau tăng lên khi vận động hoặc cả khi nghỉ ngơi

- Thời gian đau thường kéo dài khoảng 15 đến 20 phút

- Cảm thấy khó thở, hồi hộp

- Mồ hôi vã ra liên tục

- Chóng mặt, hoa mắt

- Huyết áp bị sụt hoặc tăng thất thường 

- Ngất xỉu, thậm chí đột quỵ

- Có cảm giác buồn nôn, khó chịu

- Tay chân lạnh, ớn lạnh toàn thân

Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng - 3

Khó thở, tức ngực là dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp

Biến chứng nhồi máu cơ tim gặp phải

Vậy bệnh nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? Điều này là hoàn toàn có xảy ra và rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng vô cùng có hại cho sức khỏe. Các biến chứng cụ thể bao gồm:

Chứng phình động mạch: Mô sẹo tích tụ trên thành tim bị tổn thương, dẫn đến xuất hiện các cục máu đông, gây ra huyết áp thấp và nhịp tim bất thường.

Đau thắt ngực: Không đủ lượng oxy đến tim, gây đau ngực, tức ngực, đau dữ dội

Suy tim sung huyết: Tim đập yếu đi, sưng lên do tích tụ máu, gây đột quỵ, thậm chí tử vong.

Phù: Mắt cá chân, chân và tay sưng phù lên do ứ dịch

Mất chức năng cương dương: Rối loạn chức năng cương dương xảy ra khi chức năng tim bị ảnh hưởng. Tuy vậy biến chứng này không gây nguy hiểm.

Mất ham muốn tình dục: Mất ham muốn tình dục có thể xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp của nam giới, khi mà chức năng cương dương bị suy giảm.

Viêm màng ngoài tim: Niêm mạc của tim bị viêm, gây đau tức ngực nghiêm trọng.

Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?

1. Ăn chất béo có lợi cho cơ thể

Không phải đa số chất béo đều gây hại cho cơ thể, có nhiều loại chất béo có lợi cho sức khỏe mà người bệnh nên hấp thụ. Những loại chất béo này xuất hiện trong ngũ cốc, thực vật. Nên sử dụng dầu ăn nguồn gốc từ thực vật để nấu ăn hàng ngày sẽ có lợi hơn chất béo từ động vật.

2. Ăn nhiều rau xanh, trái cây

Các loại rau xanh và trái cây cung cấp một lượng vitamin và chất xơ dồi dào. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Ngoài ra nhiều loại hoa quả có chứa chất chống viêm, chống oxy hóa cực kỳ có lợi cho người bị bệnh tim.

3. Thực phẩm chứa kali

Những loại thực phẩm giàu kali rất tốt cho huyết áp và hệ tim mạch. Các mạch máu sẽ khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nguy cơ mảng bám cholesterol xuất hiện trong thành động mạch. Từ đó giảm hẳn nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim xảy ra.

4. Các loại cá

Cá là nguồn thực phẩm rất giàu dưỡng chất. Trong cá có chứa các chất béo vô cùng có lợi với sức khỏe và an toàn với hệ tim mạch. Ngoài ra các loại cá biển còn chứa Omega 3, một chất chống oxy hóa cực kỳ hữu ích với sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.

Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng - 4

Ăn nhiều rau quả có lợi cho tim mạch

Hướng điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

1. Trong trường hợp đang bị đau tức ngực

Nhiều trường hợp, người bị nhồi máu cơ tim sẽ bị đột quỵ và ngất xỉu. Do vậy cần đưa họ đến ngay bệnh viện để các bác sĩ tiến hành cấp cứu. Phương pháp sử dụng chủ yếu để khiến tim đập trở lại nếu nó bị ngừng đập bao gồm:

- Hô hấp nhân tạo, ép ngực bằng tay

- Dùng máy khử rung tim

2. Điều trị trước và sau khi nhồi máu cơ tim

Cần tránh những thực phẩm, đồ ăn gây hại cho tim như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, …. 

Nên tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng trao đổi chất

Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tim được bác sĩ chỉ định để điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc về để chữa trị.

Từ bỏ thuốc lá, rượu bia, các chất độc hại, chất kích thích ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như hệ tim mạch.

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý
Các bệnh lý về tim mạch thường được gọi là các "sát thủ thầm lặng" vì những dấu hiệu bệnh tim diễn ra âm thầm, không biểu hiện ra bên ngoài. Nguy cơ...

PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tim