Kiểu ăn uống khiến bạn dễ tăng 9kg dù thực hiện đủ kiểu ăn kiêng vẫn mãi mập mạp lại còn rước bệnh

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 22/12/2022 09:25 AM (GMT+7)

Nhiều người chỉ quan tâm tới việc ăn cái nào để không gây béo mà không biết rằng cách ăn cũng có thể là nguyên nhân gây tăng cân khủng khiếp.

Con người hiện đại có bận rộn nên lâu dần hình thành thói quen ăn uống nhanh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhanh có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sinh lý, thậm chí là bệnh tiểu đường.

Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, những người ăn nhanh sẽ có chỉ số BMI cao hơn, phụ nữ trung niên và nữ sinh viên đại học trung bình có thể tăng tới 6kg, nam giới trung niên dễ tăng đến 9kg.

Tại sao ăn nhanh lại gây tăng cân?

Việc chuyển hóa lượng đường dư thừa trong máu thành chất béo tích tụ sau bữa ăn chính là chìa khóa dẫn đến bệnh béo phì. Giáo sư Toshi Sasaki, chuyên gia dịch tễ học Nhật Bản, và Giáo sư Arai Eiko, giám đốc Hiệp hội Mastication, đã chỉ ra rằng hành vi ăn nhanh ở xã hội hiện đại là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn, một khi lượng đường dư thừa trong máu không có nơi nào để chuyển đi sẽ chuyển hóa thành mỡ tích tụ trong gan, gây ra những tổn thương nặng nề đến tim và mạch máu. Ăn quá nhanh là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng dân số béo phì, tiểu đường gia tăng nhanh chóng qua từng năm. 

Ăn quá nhanh có thể dẫn đến nhiều vấn đề như béo phì, tiểu đường,... (Ảnh minh họa)

Ăn quá nhanh có thể dẫn đến nhiều vấn đề như béo phì, tiểu đường,... (Ảnh minh họa)

Một nguyên nhân khác của việc ăn nhanh dễ gây tăng cân liên quan tới não bộ của bạn. Ngay khi thức ăn được đưa vào cơ thể, não bắt đầu thông báo để hệ tiêu hóa hoạt động nhưng phải mất ít nhất 20 phút não mới nhận được tín hiệu cơ thể đã no. Do đó, nếu bạn ăn quá nhanh, rất dễ ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể cần, về lâu dài sẽ bị béo. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Obesity cho thấy những người ăn quá nhanh có nguy cơ béo phì cao gấp đôi so với những người ăn chậm.

Một nghiên cứu khác của Đại học Rhode Island Mỹ) đã chọn 30 phụ nữ để thử nghiệm và đặt thời gian ăn là 9 phút và 29 phút. Người ta thấy rằng một người có thể ăn trung bình 646 calo trong 9 phút, nhưng cùng một loại thức ăn, nếu tốc độ ăn là 29 phút thì chỉ ăn được 579 calo. Những người tham gia cũng cho biết, nếu tốc độ ăn nhanh, họ cũng cảm thấy nhanh đói hơn và không no.

Vậy lợi ích của việc ăn chậm là gì? Ăn chậm cho phép cơ thể có đủ thời gian báo hiệu rằng bạn đã no và nên dừng lại. Có một nghiên cứu trong tạp chí Nội tiết lâm sàng và Trao đổi chất đã yêu cầu 17 người trưởng thành ăn 300 gam kem trong 5 phút và 30 phút, kết quả cho thấy ăn xong trong 30 phút có cảm giác no cao hơn.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định ăn quá nhanh sẽ làm giảm cảm giác no và dễ ăn quá nhiều, tăng nguy cơ béo phì. (Ảnh minh họa)

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định ăn quá nhanh sẽ làm giảm cảm giác no và dễ ăn quá nhiều, tăng nguy cơ béo phì. (Ảnh minh họa)

Xiao Dunren, giám đốc của Phòng khám Dunren chỉ ra rằng: "Nhai là điểm mấu chốt. Trong quá trình nhai, tá tràng tiết ra cholecystokinin, cholecystokinin báo cho não biết rằng nó đã no. Nhai càng nhuyễn thì dạ dày càng ít phải làm việc. Chất này có thể nhanh chóng được chuyển đến tá tràng để tiêu hóa, hấp thụ, và lượng đường trong máu tăng lên sẽ có cảm giác no.

Ngoài việc gây tăng cân, béo phì, ăn quá nhanh còn có thể gây ra những tổn hại lớn khác tới sức khỏe bao gồm:

Khó chịu ở dạ dày

Ăn nhanh đồng nghĩa với việc thức ăn có ít cơ hội được nhai hơn, lượng thức ăn đi vào dạ dày tương đối lớn sẽ khiến dạ dày phải chịu gánh nặng cho quá trình tiêu hóa. Ăn quá nhanh cũng có thể dẫn đến trào ngược axit. Bác sĩ Xiao Dunren cho biết, ăn quá nhanh và quá no sẽ khiến áp lực lên dạ dày lớn hơn áp lực lên thực quản, do đó axit trong dạ dày sẽ dồn lên gây trào ngược dạ dày.

Bệnh tiểu đường, bệnh chuyển hóa và mạch máu

Ăn quá nhanh có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Ăn quá nhanh có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu của Nhật Bản được công bố năm 2019 đã theo dõi 200.000 người có độ tuổi trung bình là 63,7 trong 3 năm. Kết quả cho thấy 30% những người ăn nhanh hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người ăn vặt trước khi đi ngủ và bỏ bữa sáng.

Bác sĩ Xiao Dunren giải thích rằng ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, tăng lượng mỡ trong cơ thể và hiệu quả thụ thể insulin kém, có thể gây ra tình trạng kháng insulin. 

Đại học Hiroshima, Nhật Bản cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 1.083 người có độ tuổi trung bình là 51 tuổi vào năm 2017 và phát hiện ra rằng 11,6% những người ăn nhanh hơn mắc hội chứng chuyển hóa, bao gồm chất béo trung tính cao, huyết áp cao... 

Ăn bao lâu là nhanh? Ăn thế nào mới là chậm?

Vậy ăn một bữa bao lâu thì được coi là nhanh? Theo nghiên cứu, phải mất khoảng 20-30 phút, tức là sau khi cơ thể gửi tín hiệu no đến não. Vậy làm thế nào để ăn chậm.

- Nhai nhiều hơn: Bác sĩ Xiao Dunren cho biết trong lớp học giảm cân, các học viên được yêu cầu nhai 20 lần trong một miếng.

- Đừng để cơ thể quá đói mới ăn.

- Ăn những loại thức ăn cần nhai kỹ mới nuốt, chẳng hạn như rau và các loại hạt.

- Tránh xem máy tính hoặc TV trong khi ăn, vì sự phân tâm có thể khiến bạn cảm thấy không no và dẫn đến ăn nhiều thức ăn hơn.

Không phải bỏ bữa sáng hay bớt ăn tối giúp giảm cân, cách ăn này mới chuẩn chỉ để đẹp dáng, bớt bệnh
Trong quá trình giảm cân, tuyệt đối không đốt cháy giai đoạn, phải thực hiện một cách khoa học và bài bản để vừa đạt được kết quả, vừa không ảnh hưởng...

Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe

Theo HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ EDH, Common Health)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tăng cân béo phì