Loại rau giàu protein lại nhiều vitamin C hơn cam, ổi nhưng nhiều người nấu sai làm mất hết chất bổ

DIỆU THUẦN - Ngày 27/04/2024 18:33 PM (GMT+7)

Rau ngót nhiều đạm tốt, có tính mát lạnh nên rất phù hợp khi ăn vào những ngày nắng nóng. Nhiều người trước khi nấu rau ngót thường vò nát mà không biết việc này làm rau hao hụt phần lớn dưỡng chất.

Rau ngót còn gọi là bồ ngót, bù ngót… Đây là cây rau trồng nhiều ở nước ta, dùng để nấu canh với tôm, thịt, trứng hay các loại hải sản…

Bộ phận dùng được của cây rau này là lá. Thông thường, người ta hái lá tươi dùng ngay.

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

100g rau ngót cung cấp:

Canxi: 169mg    
Năng lượng: 35 kcal
Sắt: 2,7mg 
Protein: 5,3g
Magiê:123mg    
Glucid:3,4g
Mangan: 2.400mg 
Celluloza: 2,5g
Phospho: 65 mg
Vitamin C: 185mg
Kali: 457mg    
Vitamin A: 6.650µg
Natri: 25mg  
Kẽm: 0,94mg        
Đồng: 190µg        

Cây rau ngót có tính mát, hợp ăn mùa hè. Ảnh minh họa.

Cây rau ngót có tính mát, hợp ăn mùa hè. Ảnh minh họa.

Rau ngót giàu chất dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất xơ quý mà ruột có thể tiêu hóa dễ dàng, có tác dụng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch.

Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C thậm chí còn cao hơn cả bưởi, chanh, cam... Tuy nhiên, vitamin C dễ bị hao hụt khi rau bị dập nát hoặc nấu ở nhiệt độ cao, vì vậy, nên sử dụng rau ngót tươi, khi rửa tránh vò nát và nấu xong thì ăn ngay.

Tác dụng của rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có tính mát lạnh, vị ngọt, khi được nấu chín sẽ bớt đi tính lạnh. Lá rau ngót có tác dụng lợi tiểu, giảm độc, hoạt huyết, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Người thể hư hàn kiêng dùng rau ngót hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng…

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong rau ngót nhiều đạm nhưng là loại đạm thực vật quý, hiếm có nên có thể dùng để thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Vì vậy, rau ngót được khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bệnh có đường huyết cao, phụ nữ cho con bú, người thiếu canxi, bồi dưỡng sức khỏe sau sinh…

Ngoài ra, cây rau này còn có tác dụng làm thuốc chữa sót nhau, chậm kinh, côn trùng cắn và làm canh giải nhiệt mùa hè.

Canh rau ngót dễ nấu, giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa.

Canh rau ngót dễ nấu, giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa.

Có nên ăn rau ngót hằng ngày không?

Theo bác sĩ dinh dưỡng Đoàn Hồng, mặc dù rau ngót có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có màu xanh đậm có thể gây tác dụng phụ như suy giảm chức năng phổi nghiêm trọng. Ngoài ra việc tiêu thụ quá nhiều rau ngót cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như gây mất ngủ, cản trở quá trình hấp thu canxi, chán ăn… Do đó, bạn không nên ăn rau ngót hàng ngày, thay vào đó chỉ nên ăn một lượng tối đa 50g/ngày và không ăn liên tục trong thời gian dài. Bên cạnh đó, bạn nên ăn kết hợp nhiều loại rau xanh khác nhau để có một chế độ ăn uống cân bằng.

Mặc dù rau ngót rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa hơn, nhưng vẫn có nhiều tác dụng phụ như gây ngộ độc, chán ăn, mất ngủ, giảm hấp thụ canxi, phốt pho,… Do đó các mẹ sau sinh nên ăn rau ngót tối đa 50g/ngày và không ăn liên tục trong thời gian dài.

Ai không nên ăn nhiều rau ngót?

Phụ nữ đang mang thai

Theo bác sĩ Đoàn Hồng, trong rau ngót chứa một lượng lớn chất papaverin có tác dụng hỗ trợ giảm đau, hạ huyết áp, co giãn cơ trơn của mạch máu. Khi ăn nhiều rau ngót, chất papaverin trong rau có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sảy thai. Đặc biệt trong rau ngót sống, độc tính của rau còn mạnh mẽ hơn. Vì vậy, phụ nữ mang mang thai tuyệt đối không được uống nước rau ngót sống. 

Nước ép rau ngót cần hạn chế uống. Ảnh minh họa.

Nước ép rau ngót cần hạn chế uống. Ảnh minh họa.

Người kém ăn, mất ngủ, người cao tuổi 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau ngót có tác dụng phụ là gây khó thở, giảm ăn uống và khó ngủ ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và thể chất yếu. Những tác dụng phụ có thể giảm thiểu bằng quá trình nấu, do đó những đối tượng có tiền sử chán ăn, mất ngủ hay người lớn tuổi nên tránh uống nước rau ngót sống, nếu ăn rau ngót đã nấu chín cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ. 

Đối với người còi xương, loãng xương, thiếu canxi, dù trong rau ngót chứa nhiều canxi nhưng sự có mặt của glucocorticoid có trong rau ngót lại làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Vì vậy người bị còi xương, loãng xương hay đang thiếu canxi thì không nên ăn nhiều rau ngót.

Đừng chỉ nấu canh cua với mùng tơi hay rau ngót, kết hợp cùng thứ rau rẻ tiền này giúp nhân đôi dưỡng chất
Canh cua là món ăn ưa thích vào mùa nắng nóng, bởi có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Việc lựa chọn thực phẩm nấu canh cua rất quan trọng, không chỉ làm...

An toàn thực phẩm

Theo DIỆU THUẦN Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe ngày nóng