Lối sinh hoạt ảnh hưởng xấu người cao tuổi: Thói quen tập thể dục cần phải bỏ ngay

Ngày 30/12/2019 14:00 PM (GMT+7)

Có những thói quen trong sinh hoạt tưởng chừng như vô hại, nhưng thực tế lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người cao tuổi.

Lối sinh hoạt ảnh hưởng xấu người cao tuổi: Thói quen tập thể dục cần phải bỏ ngay - 1

Không coi trọng bữa ăn hàng ngày

Nhiều người cao tuổi cho rằng, do cơ thể không cần quá nhiều năng lượng nên họ không quan tâm đến việc ăn uống hàng ngày. Thậm chí, nhiều người lại cho rằng, tuổi đã cao nên chỉ ăn những gì mình cảm thấy thích và thấy ngon. Điều này tuyệt đối không nên.

Bác sĩ Dương Thị Hồng Lý - Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, một thói quen được cho là không tốt mà nhiều người cao tuổi hay gặp phải đó là ăn gộp bữa vào với nhau. Bác sĩ Lý lấy ví dụ cụ thể, vào buổi sáng người cao tuổi ngủ dậy muộn nên sẽ không ăn bữa sáng và để đến trưa ăn bù, miễn sao năng lượng đưa vào cơ thể vẫn đầy đủ.

Lối sinh hoạt ảnh hưởng xấu người cao tuổi: Thói quen tập thể dục cần phải bỏ ngay - 2

Chế độ ăn nhiều vitamin rất tốt cho người cao tuổi.

Tuy nhiên, việc làm này lại dễ xảy ra tình trạng hạ đường huyết ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo bác sĩ Lý, người cao tuổi nên tuân thủ đầy đủ các bữa ăn hàng ngày, nên cân bằng dinh dưỡng cho các bữa ăn, những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường thì nên có chế độ ăn theo sự tư vấn của bác sĩ.

Thói quen sử dụng chất kích thích

Những người cao tuổi, chủ yếu là nam giới hiện nay còn rất nhiều người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, đặc biệt là vùng nông thôn. Đây là thói quen cực kỳ có hại cho sức khỏe không chỉ với người cao tuổi mà cả với những người trẻ.

Lối sinh hoạt ảnh hưởng xấu người cao tuổi: Thói quen tập thể dục cần phải bỏ ngay - 3

Người cao tuổi nên hạn chế chất kích thích, rượu bia.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Từ việc ảnh hưởng đến thần kinh, trí nhớ cho đến mắc các bệnh mãn tính như ung thư phổi, vòm họng, dạ dày, gan và cả các bệnh liên quan đến tim mạch, chuyển hóa.

Không kiểm soát cân nặng

Cân nặng đối với người cao tuổi có hai vấn đề chính đó là tăng cân không kiểm soát và sụt cân không rõ nguyên nhân. Rất nhiều người cao tuổi cho rằng việc tăng cân sau khi về hưu là do tư tưởng thoải mái, nhưng nếu không kiểm soát thì sẽ gây hậu quả nặng nề. Bởi tăng cân sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như huyết áp, tim mạch và tiểu đường.

Lối sinh hoạt ảnh hưởng xấu người cao tuổi: Thói quen tập thể dục cần phải bỏ ngay - 4

Không kiểm soát cân nặng người cao tuổi dễ mắc bệnh tiểu đường.

Đối với người cao tuổi sụt cân nhanh chóng chủ yếu là do tâm lý và bệnh lý. Những người bị cường giáp, các bệnh ung thư… thường xảy ra tình trạng giảm cân đột ngột. Tuy nhiên, nhiều người lại không để ý đến vấn đề này, khi bệnh nặng mới đi khám sẽ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, tâm lý căng thẳng dẫn đến trầm cảm, mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm cân. Nhìn chung, để kiểm soát cân nặng người cao tuổi cần có lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và có chế độ ăn dành riêng cho người cao tuổi.

Tập thể dục không phù hợp

Bác sĩ Phạm Thị Thu Hà - Phó khóa Nội tiết và Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) cho biết tập thể dục khoa học, hợp lý là điều rất đáng khuyến khích ở mọi lứa tuổi, chứ không riêng ở người cao tuổi.

Với người cao tuổi thì lại có những đặc thù riêng trong cách tập luyện thể thao hàng ngày. Theo đó, rất nhiều người hiện nay có thói quen tập thể dục rất sớm vì lý do già không ngủ được. 

Lối sinh hoạt ảnh hưởng xấu người cao tuổi: Thói quen tập thể dục cần phải bỏ ngay - 5

Người cao tuổi không nên tập thể dục quá sớm, nhất là khi trời lạnh.

Đây là điều rất nguy hiểm, đặc biệt trong thời tiết mùa lạnh như hiện nay nếu đi ra ngoài trời sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. “Chúng tôi khuyến cáo người cao tuổi không tập thể dục ở ngoài trời vào những hôm nhiệt thấp, độ ẩm tăng cao, gió nhiều, trời lạnh”, bác sĩ Lý khuyên.

Bác sĩ Lý cho rằng, người cao tuổi khi tập thể dục nên chọn những bộ môn vừa sức, tránh vận động nặng như yoga, khí công, dưỡng sinh, đạp xe tại chỗ…

Không uống sữa vì không có thói quen uống sữa, sợ béo

Đây là một sai lầm nhiều người cao tuổi gặp phải, đa số họ cho rằng uống sữa hàng ngày chỉ dành cho người trẻ hoặc bị bệnh không ăn gì được. Theo các bác sĩ, càng đối với người cao tuổi, việc duy trì uống sữa vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng là rất cần thiết.

Lối sinh hoạt ảnh hưởng xấu người cao tuổi: Thói quen tập thể dục cần phải bỏ ngay - 6

Người cao tuổi nên uống sữa nhưng cần phải dùng sữa dành chuyên biệt.

Sữa không chỉ giúp bổ sung các dưỡng chất, vi chất mà thực phẩm ăn hàng ngày thiếu hụt, mà nó còn giúp tăng sức đề kháng, tăng cường trí nhớ… Tuy nhiên, việc dùng sữa ở người cao tuổi không nên tùy tiện mà nên sử dụng các loại sữa dành riêng cho người già, với những người có bệnh mãn tính cũng cần phải sử dụng sữa theo sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng.

Tiền đình - Nỗi ám ảnh của người cao tuổi nhưng hay bị nhầm bệnh khác
Ai cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền chứ không phải chỉ riêng phụ nữ, thậm chí ngay cả trẻ nhỏ, người già và thanh niên cũng mắc phải hội chứng này.
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh người già