Mạch máu có bị tắc nghẽn hay không thì chỉ cần nhấc chân lên là bạn có thể biết được, 3 hành động nhỏ này có thể lọc sạch cục máu đông và kiểm soát huyết áp.
Đường ống nước nếu không được vệ sinh cẩn thận có thể bị các tạp chất, cặn bẩn làm tắc nghẽn khiến nước không thể chảy ra ngoài, lâu ngày đường ống nước sẽ bị rỉ sét. Điều này cũng đúng với các mạch máu của chúng ta, các mạch máu kết nối với nhau trong cơ thể với tổng chiều dài hơn 150.000 km.
Thực tế nếu mạch máu bị tắc nghẽn thì máu không được lưu thông đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, đồng thời cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng cảnh báo. Ví dụ như người trung niên và người cao tuổi đột nhiên cảm thấy đau nhức chân không thể chịu nổi, áp lực hoặc tê mỏi các chi dưới khi đi bộ, chạy bộ và các bài tập khác. Tình trạng này có thể cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Do đó, mọi người thường nghĩ là do vận động quá sức hoặc do lão hóa nên thường sẽ không được coi trọng, nhưng thực chất đó là do tắc nghẽn mạch máu.
Tình trạng tắc nghẽn mạch máu lâu ngày dễ dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, lở loét chi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Theo thống kê, ở Mỹ, 100.000 đến 300.000 người chết mỗi năm vì huyết khối tĩnh mạch, ở Châu Âu, 500.000 người chết vì huyết khối tĩnh mạch mỗi năm, nhiều hơn cả AIDS, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Nguyễn Trường Cảnh, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm của Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Sức khỏe Quốc gia về Huyết khối và Cầm máu và Vương Thần, Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, Chủ tịch Bệnh viện Trung Quốc-Nhật Bản, cùng kêu gọi: “Huyết khối là kẻ giết người giấu mặt, và mọi người nên có ý thức phòng ngừa huyết khối”.
Tự kiểm tra xem mạch máu có bị tắc nghẽn hay không?
Điều đáng sợ nhất của huyết khối tĩnh mạch là nó được mệnh danh là “sát thủ vô hình”vì hầu như không có triệu chứng gì, do đó mọi người càng phải quan tâm đến cơ thể. Các chuyên gia y tế giới thiệu một phương pháp nhỏ cho mọi người thực hiện bất cứ lúc nào để kiểm tra xem mạch máu có bị tắc nghẽn hay không, những người sau 45 tuổi nhất định phải thử mỗi ngày.
Phương pháp thực hiện: Nằm trên giường, nâng cao chân lên khoảng 45 độ trong 30 giây rồi quan sát 2 chân.
Viện sĩ Vương Thần nói: “Nếu màu sắc của một chân bị nhợt nhạt, hoặc thậm chí tái màu hẳn và da chân cảm thấy hơi trắng bệch, điều này có nghĩa là mạch máu ở chân của bạn rất bình thường. Nhưng nếu chân này đỏ lên khi nâng lên cao, có thể bạn đang đối mặt với các triệu chứng thiếu máu cục bộ”.
3 hành động nhỏ để ngăn ngừa huyết khối
Giáo sư Lý Chí Cương, Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh khuyến nghị thực hiện 3 hành động nhỏ này để ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.
Tuân thủ lâu dài có thể ngăn ngừa và điều trị huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Nó có thể cứu sống người bệnh vào những thời điểm quan trọng. Phương pháp này là đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
1. Chạy hoặc giậm chân tại chỗ: trong 1 phút
Chạy tại chỗ có thể làm tăng sức co bóp cơ bắp chân, thúc đẩy máu tĩnh mạch trở lại đểngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch, tăng cường thể lực và sức sống của tim, giúp kiểm soát huyết áp
2. Nâng mũi chân: kéo dài 1 phút
Khi ngồi, đặt gót chân xuống đất, lần lượt nâng và hạ mũi chân của cả hai bàn chân, thực hiện động tác này trong 1 phút.
3. Thực hiện tư thế đạp xe: trong 1 phút
Nằm xuống hoặc ngồi, dùng cả hai chân chuyển động như đang đạp xe trong không gian trống, thực hiện 1 phút.
Bằng cách thực hiện ba bài tập này mỗi ngày, giúp bạn tăng lưu lượng máu, bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa huyết khối và sống khỏe mạnh mỗi ngày.