Nên uống bao nhiêu nước một ngày? Tác dụng thực sự của việc uống đủ nước ít người ngờ tới

Khánh Hằng - Ngày 26/02/2022 06:45 AM (GMT+7)

Việc uống đủ nước mỗi ngày là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với cơ thể, hơn nữa còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Khoảng 60% cơ thể chúng ta là nước. Cơ thể liên tục mất nước trong ngày, chủ yếu qua đường tiểu và mồ hôi, cũng như quá trình thực hiện chức năng thở. Để ngăn mất nước, bạn cần bổ sung nước từ thức uống và thực phẩm mỗi ngày.

Có nhiều ý kiến ​​khác nhau về việc bạn nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Các chuyên gia sức khỏe thường khuyên bạn nên uống 8 ly nước, tương đương với khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Nhiều chuyên gia khác cũng khuyên nên uống nước liên tục, ngay cả khi không cảm thấy khát.

Một ngày nên uống bao nhiêu nước?

Việc một ngày nên uống bao nhiêu nước còn phụ thuộc vào từng cá nhân bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này. 

Nên uống bao nhiêu nước một ngày? Tác dụng thực sự của việc uống đủ nước ít người ngờ tới - 1

Đối với người lớn, khuyến nghị chung từ Học viện Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ là: 11,5 cốc (2,7 lít) một ngày cho phụ nữ và 15,5 cốc (3,7 lít) một ngày cho nam giới. Lượng nước này bao gồm tất cả các loại chất lỏng, bao gồm cả các đồ uống như trà hay nước trái cây, và thực phẩm ăn trong ngày.

Nước lọc không phải là thức uống duy nhất góp phần cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Đồ uống và thực phẩm chứa nước khác cũng có thể có ảnh hưởng đáng kể. Trung bình, bạn nhận được khoảng 20% lượng nước từ thực phẩm bạn ăn. Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa nhiều nước. Thịt, cá, trứng và đặc biệt là rau quả đều chứa một lượng nước đáng kể. Một lầm tưởng nữa là đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê hoặc trà, không giúp cơ thể bạn giữ nước vì caffeine là một chất lợi tiểu. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng lợi tiểu của những loại đồ uống này rất yếu.

Lượng nước nên uống mỗi ngày còn phụ thuộc vào:

- Bạn sống ở đâu: Những người sống ở khu vực nóng, ẩm hoặc khô cần nhiều nước hơn. Những người sống trên núi hoặc nơi có độ cao lớn cũng cần uống nhiều nước.

- Chế độ ăn uống của bạn: Nếu bạn thường xuyên uống cafe và các đồ uống có chứa caffein khác, bạn cần uống nhiều nước hơn do caffein là chất lợi tiểu, sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, gây mất nước. Bạn cũng cần uống nhiều nước hơn nếu chế độ ăn uống có nhiều đồ mặn, cay hoặc nhiều đường. Bạn cũng cần bổ sung thêm nước nếu không ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

- Nhiệt độ hoặc mùa: Bạn nên uống nhiều nước hơn vào những tháng thời tiết nóng ẩm do đổ mồ hôi nhiều hơn.

- Hoạt động của bạn: Nếu bạn dành nhiều thời gian ở ngoài trời, dưới ánh nắng hoặc nhiệt độ nóng, bạn sẽ cảm thấy khát nhanh hơn và cần bổ sung thêm nhiều nước. Nếu bạn thường xuyên tập thể dục hoặc có hoạt động cường độ cao, cũng cần bổ sung lượng nước đã mất do mồ hôi.

- Tình trạng sức khỏe của bạn: Nếu đang bị nhiễm trùng, sốt, mất chất lỏng do nôn mửa hoặc tiêu chảy, bạn cần uống nhiều nước hơn bình thường.

- Mang thai hoặc cho con bú: Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần uống nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và con.

Uống nhiều nước có tác động đến chức năng não bộ không?

Nên uống bao nhiêu nước một ngày? Tác dụng thực sự của việc uống đủ nước ít người ngờ tới - 2

Nếu bạn không đủ nước trong ngày, mức năng lượng và chức năng não của bạn có thể bị ảnh hưởng. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều này.

Một nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy lượng chất lỏng mất đi 1,36% sau khi tập thể dục sẽ làm suy giảm tâm trạng và sự tập trung, đồng thời có thể làm tăng tần suất đau đầu.

Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc cho thấy ở nam giới, việc không uống nước trong 36h có tác động đáng kể đến sự mệt mỏi, sự chú ý và tập trung, tốc độ phản ứng và trí nhớ ngắn hạn.

Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể làm giảm hoạt động thể chất. Một nghiên cứu lâm sàng trên những người đàn ông lớn tuổi, khỏe mạnh đã cho thấy chỉ cần mất 1% lượng nước trong cơ thể đã làm giảm cơ bắp, sức mạnh và sức bền.

Do đó, hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để duy trì não bộ khỏe mạnh, tăng sự tập trung và trí nhớ.

Uống nhiều nước có giúp giảm cân không?

Theo nghiên cứu, việc uống nhiều nước hơn bình thường có liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể và điểm số thành phần cơ thể. Việc uống nhiều nước có thể làm giảm trọng lượng cơ thể bằng cách tăng cường trao đổi chất và hạn chế sự thèm ăn.

Ngược lại, việc mất nước mãn tính có liên quan đến béo phì, bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch.

Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng việc uống 2 lít nước mỗi ngày làm tăng tiêu hao năng lượng khoảng 23 calo mỗi ngày do phản ứng sinh nhiệt hoặc chuyển hóa nhanh hơn. Việc này cũng góp phần giảm trọng lượng cơ thể.

Nên uống bao nhiêu nước một ngày? Tác dụng thực sự của việc uống đủ nước ít người ngờ tới - 3

Uống nước khoảng nửa giờ trước bữa ăn cũng có thể làm giảm lượng calo bạn tiêu thụ trong bữa ăn đó. Một nghiên cứu cho thấy những người uống 500 ml nước trước mỗi bữa ăn giảm được 44% trọng lượng hơn trong 12 tuần so với những người không uống.

Từ đó có thể thấy, việc uống đủ nước, đặc biệt là uống trước bữa ăn, có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là khi kết hợp với một kế hoạch ăn uống lành mạnh.

Uống đủ nước giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe

Việc uống đủ nước không chỉ tốt cho cơ thể nói chung mà còn có thể hỗ trợ nhiều vấn đề sức khỏe:

- Táo bón: Tăng lượng nước uống là cách đơn giản nhất để giảm táo bón.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Việc tăng cường tiêu thụ nước có thể giúp ngăn ngừa tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang.

- Sỏi thận: Uống nhiều nước và các loại chất lỏng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

- Dưỡng ẩm cho da: Uống nhiều nước dẫn đến hydrat hóa da tốt hơn, từ đó cung cấp đủ độ ẩm cho da, giảm mụn trứng cá, làm sáng da.

Nguồn tham khảo:

How Much Water Should You Drink Per Day? - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 5/11/2020.

Ăn đậu phụ có tốt không? Những tác dụng và tác hại của đậu phụ
Đậu phụ là thực phẩm rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày nhưng liệu bạn đã biết hết những lợi ích và tác hại của đậu phụ hay chưa?

Sống khỏe

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe