Nước dừa là đồ uống ngon lành và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu biết uống đúng thời điểm có thể gặt hái những lợi ích tối đa. Vậy nên uống nước dừa khi nào?
Nước dừa được nhiều người coi là một thức uống kỳ diệu. Nó là một trong những thức uống tốt nhất để chống lại cái nóng mùa hè và cũng là một thức uống để tăng cường năng lượng tức thì. Nước dừa chứa các enzyme và khoáng chất tự nhiên như kali khiến nó trở thành một loại thức uống siêu ngon.
Lợi ích của nước dừa
Uống nước dừa có thể thu hoạch được không ít lợi ích cho sức khỏe:
- Giàu chất dinh dưỡng: 250ml nước dừa chứa 9g carbs, 3g chất xơ, 2g protein, 10% RDI (Khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo) vitamin C, 15% magiê RDI, 17% RDI Mangan, 17% RDI Kali, 11% RDI natri và 6% RDI canxi.
- Chứa chất chống oxy hóa: Nước dừa có chứa chất chống oxy hóa, có thể sửa đổi các gốc tự do để chúng không còn có hại. Không chỉ vậy, tiêu thụ nước dừa còn làm giảm huyết áp, chất béo trung tính và mức insulin ở chuột.
- Có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước dừa có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc cung cấp nước dừa cho chuột mắc bệnh tiểu đường đã cải thiện lượng đường trong máu và giảm stress oxy hóa.
Nước dừa là một nguồn cung cấp magiê dồi dào, có thể làm tăng độ nhạy cảm với insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Ngăn ngừa sỏi thận: Sỏi thận hình thành khi canxi, oxalat và các hợp chất khác kết hợp với nhau tạo thành các tinh thể trong nước tiểu. Trong một nghiên cứu được thực hiện trên những con chuột bị sỏi thận, nước dừa đã ngăn chặn các tinh thể dính vào thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu. Nó cũng giúp giảm số lượng tinh thể hình thành trong nước tiểu.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Trong một nghiên cứu, những con chuột uống nước dừa có tác dụng giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu.
Nên uống nước dừa khi nào?
Mặc dù uống nước dừa tươi bất cứ lúc nào trong ngày đều tốt, nhưng uống đúng thời điểm chắc chắn nhân đôi lợi ích sức khỏe mà bạn có thể nhận được.
Uống vào sáng sớm khi bụng đói: Uống nước dừa đầu tiên vào buổi sáng khi bụng đói có thể hữu ích. Nước dừa có chứa axit lauric, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khởi động quá trình trao đổi chất và tạo điều kiện giảm cân. Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo uống nước dừa để chống mất nước và táo bón. Nó cũng giúp giảm ốm nghén và ợ chua, là những triệu chứng phổ biến của thai kỳ.
Trước hoặc sau khi tập luyện: Nước dừa là một thức uống thể thao tự nhiên tuyệt vời giúp cung cấp nước cho cơ thể và tăng cường năng lượng trước khi tập luyện. Còn sau khi tập luyện, nước dừa giúp bổ sung các chất điện giải bị mất trong một buổi tập căng thẳng. Uống nước dừa giúp chống lại mệt mỏi và kiệt sức và là một trong những thức uống tăng cường năng lượng tốt nhất.
Trước và sau bữa ăn: Uống một cốc nước dừa tươi trước bữa ăn giúp bạn no lâu và do đó, ngăn chặn việc ăn quá nhiều. Uống nước dừa có tác dụng tiêu hóa. Nó giúp tiêu hóa nhanh và ngăn ngừa đầy hơi sau bữa ăn. Uống nước dừa thường xuyên cũng giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể của bạn và do đó, giữ cho huyết áp của bạn được kiểm soát và cải thiện các chức năng tiêu hóa.
Trước khi đi ngủ: Hương thơm ngọt ngào và dễ chịu của dừa được biết là có tác dụng tâm lý giúp giảm lo lắng và làm chậm nhịp tim của chúng ta. Hãy nhấm nháp một chút nước dừa trước khi đi ngủ để chống lại căng thẳng và xoa dịu tâm trí. Hơn nữa, uống nước dừa trước khi đi ngủ có thể giúp thải tất cả các chất độc ra ngoài và làm sạch đường tiết niệu của bạn, do đó ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề về thận. Lưu ý không nên uống quá sát giờ ngủ, nên uống trước tổi thiểu 1 tiếng.
Cách chữa nôn nao tuyệt vời: Bạn có biết rằng một cốc nước dừa là một trong những biện pháp khắc phục chứng nôn nao tại nhà tốt nhất. Rượu làm mất nước, dẫn đến đau đầu và buồn nôn vào sáng hôm sau. Nước dừa giúp chống lại cả hai và cũng phục hồi các chất điện giải bị mất, làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.
Uống nước dừa hàng ngày có tốt không?
Nước dừa tuy chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe nhưng bạn không nên quá lạm dụng, chỉ nên uống 1-2 quả/ngày, và không nên uống kéo dài. Đôi khi việc uống nước dừa quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, dù không xảy ra ngay lập tức. Hoặc nếu bạn uống vào các thời điểm không thích hợp trong ngày như lúc bị lạnh, lúc ban đêm sẽ khiến tay chân bủn rủn, mỏi cơ nên khó ngủ ngon giấc.
Ai không nên uống nước dừa?
Người bị xơ nang: Xơ nang có thể làm giảm nồng độ muối trong cơ thể. Một số người bị xơ nang cần phải uống chất lỏng hoặc thuốc để tăng lượng muối, đặc biệt là natri. Nước dừa không phải là một chất lỏng tốt để tăng lượng muối ở những người bị xơ nang. Nước dừa có thể chứa quá ít natri và quá nhiều kali. Không uống nước dừa để tăng lượng muối nếu bạn bị xơ nang.
- Người có mức độ kali cao trong máu: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Không uống nước dừa nếu bạn có hàm lượng kali cao trong máu.
- Người huyết áp thấp: Nước dừa có thể làm giảm huyết áp. Thảo luận về việc sử dụng nước dừa với bác sĩ của bạn nếu bạn có vấn đề về huyết áp.
- Người gặp các vấn đề về thận: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Thông thường, kali được bài tiết qua nước tiểu nếu nồng độ trong máu quá cao. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu thận không hoạt động bình thường.
- Người chuẩn bị phẫu thuật: Nước dừa có thể cản trở việc kiểm soát huyết áp trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng nước dừa ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
- Bệnh nhân tiểu đường: Nước dừa được uống thay thế cho các loại nước trái cây khác vì mọi người nghĩ rằng nó ít đường. Một cốc nước dừa chứa 6,26 gam đường. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh tiêu thụ nước dừa.
Không tốt cho người dễ bị dị ứng: Một số người bị dị ứng với một số thực phẩm và đồ uống. Nước dừa cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người dễ bị dị ứng thực phẩm.
Nguồn tham khảo: - Coconut water: Everything you need to know about the healthy summer drink and the right time to consume it - Times of India - Xuất bản ngày 14/4/2021 - What Is The Best Time to Drink Coconut Water? - Food NDTV - Xuất bản ngày 26/11/2020 - Coconut Water - Uses, Side Effects, and More - WebMD |