Vợ David Beckham hay ăn 2 món này suốt 25 năm - liệu ăn mãi một món có gây hại?

Ngày 31/03/2022 14:27 PM (GMT+7)

Cựu cầu thủ David Beckham vừa tiết lộ, vợ anh, Victoria, suốt 25 năm đều chỉ ăn 2 món. Thực tế, tất cả chúng ta đều có những món ăn "khoái khẩu", nhưng ngày nào cũng ăn món đó - dù nó có lợi cho sức khỏe, là hợp lý hay sai lầm? 

Theo lời kể của David Beckham, bà xã anh - Victoria - "chung thủy" với món cá nướng và rau củ hấp trong suốt mấy thập kỷ qua. Tiết lộ này không chỉ khiến nhiều người hâm mộ bất ngờ, mà chính các chuyên gia cũng cho rằng nó không hợp lý. 

Chuyên gia dinh dưỡng Sian Porter (Anh) cho biết, nhiều khách hàng của ông mắc phải tình trạng này. Không chỉ sai lầm về chọn khối lượng đồ ăn, họ còn sai lầm về tần suất ăn món đó: "Sự thiếu đa dạng là điều tôi thấy ở nhiều khách hàng. Ví dụ, không phải ăn gà nướng với bông cải xanh là xấu, tuy nhiên bạn phải hiểu không một loại thực phẩm nào cung cấp cho bạn tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Đó là lý do tại sao bạn cần sự đa dạng khi chọn thực phẩm". 

Hai món tủ trong suốt 25 năm của Victoria Beckham là cá nướng và rau củ hấp. Ảnh: Story Mirror.

Hai món tủ trong suốt 25 năm của Victoria Beckham là cá nướng và rau củ hấp. Ảnh: Story Mirror.

Tiến sĩ Megan Rossi, chuyên gia dinh dưỡng và nhà nghiên cứu sức khỏe đường ruột tại King's College London (Anh) đồng ý với quan điểm này: "Chúng ta cần đa dạng hóa thực phẩm để tối đa hóa sức khỏe đường ruột. Điều này có sự liên quan đến sức khỏe của nhiều cơ quan trong cơ thể". 

Jane Ogden, giáo sư tâm lý học sức khỏe tại Đại học Surrey (Anh) cho biết, vấn đề thiếu đa dạng trong chế độ ăn uống của chúng ta thường xuất phát từ thói quen. Bà giải thích: "Hầu hết chúng ta có thói quen sử dụng và lưu trữ thực phẩm khá đơn điệu, thường chỉ xoay vòng quanh 8-12 món. Để thoát khỏi vòng lặp này, bạn nên tham khảo thêm tưởng từ bạn bè hoặc các chương trình dạy nấu ăn để làm đa dạng hóa bữa ăn của mình". 

Mọi người có quan niệm thế nào về đa dạng thực phẩm? 

Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu từ Đại học Swansea (Anh) tiến hành một thăm dò nhằm tìm hiểu mọi người hiểu biết thế nào về sự đa dạng trong việc chọn lựa thực phẩm. Kết quả cho thấy, một số người nghĩ đó là ăn nhiều thực phẩm khác nhau trong mỗi bữa, trong khi những người khác lại cho rằng điều đó có nghĩa là bạn ăn bao nhiêu bữa ăn khác nhau trong một tuần. Điều này cho thấy sự thiếu thống nhất về những gì được coi là "đa dạng".

Các chuyên gia cho rằng ăn uống đa dạng thực phẩm lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Các chuyên gia cho rằng ăn uống đa dạng thực phẩm lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe hơn. 

Các chuyên gia Hiệp hội Tim mạch Mỹ kết luận trong một báo cáo năm 2018, những người ăn nhiều loại thực phẩm nhất không phải là những người ăn uống lành mạnh nhất. Trên thực tế, họ thậm chí ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, uống đồ uống có đường và cũng dễ tăng cân hơn theo thời gian. Trong khi đó, những người ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau và ngũ cốc lại đạt kết quả ngược lại.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, những người ăn hơn 30 loại thực vật khác nhau mỗi tuần có lượng lợi khuẩn đường ruột đa dạng hơn nhiều so với những ai ăn ít hơn 10 loại.

Do đó, theo đề xuất của chuyên gia, chúng ta nên ăn đa dạng các loại thực vật, hướng tới mục tiêu đạt ít nhất là 30. Con số này bao gồm các loại hạt, các loại thảo mộc, hoặc cùng một loại quả nhưng màu sắc khác nhau, ví dụ nho đỏ - nho xanh, ổi hồng - ổi trắng... 

Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang ăn uống thiếu đa dạng 

Các dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống của bạn thiếu đa dạng bao gồm chán ăn hoặc không quan tâm đến thức ăn. Khi bạn tăng sự đa dạng của chế độ ăn, bạn sẽ thấy số lần đi đại tiện thay đổi (mức bình thường là 3 lần/ngày hoặc 3 tuần/lần). 

Theo thói quen, chúng ta thường hay nấu đi nấu lại những món quen thuộc.

Theo thói quen, chúng ta thường hay nấu đi nấu lại những món quen thuộc.

Ngoài ra, các vấn đề về da, tóc hoặc móng cũng có thể là gợi ý về sự thiếu đa dạng thực phẩm. Chuyên gia Sian Porter giải thích, nếu bạn không bổ sung đủ khoáng chất kẽm (thường có trong ngũ cốc, đậu, hạt), tóc bạn sẽ rụng, môi nứt nẻ.

Vậy thực phẩm cần đa dạng đến mức nào?

Một kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy, chế độ ăn của chúng ta ngày càng ít thay đổi hơn trong 50 năm qua. Chúng ta không chỉ ăn nhiều hơn mà còn ăn nhiều calo hơn, thông qua việc dung nạp thịt, dầu và các loại ngũ cốc như lúa mì, ngô - việc có liên quan chặt chẽ đến các bệnh như tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và béo phì. 

Ngoài ra, giới khoa học ước tính, 75% lương thực trên thế giới hiện nay chỉ có nguồn gốc từ 12 loài thực vật và 5 loài động vật. Chế độ ăn uống thiếu chủng loại nhưng lại nhiều calo, đường, chất béo... đã dẫn đến hiện tượng không ít người thừa cân nhưng đồng thời lại bị suy dinh dưỡng. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, ước tính có 3 triệu người bị suy dinh dưỡng dạng này, trong đó những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất.

Do đó, tổ chức NHS khuyến nghị nên ăn cân bằng các loại thực phẩm từ các nhóm chính khác nhau mỗi ngày, tức là bao gồm trái cây và rau, kết hợp với thực phẩm giàu tinh bột, sữa hoặc các loại sữa thay thế cùng các nguồn protein như thịt, trứng hoặc đậu... 

 Thùy Linh (Dịch từ Dailymail)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có hại