Người phụ nữ 10 năm không ăn thịt bỗng phát hiện ung thư đại trực tràng, bác sĩ xem thực đơn chỉ biết lắc đầu

Ngày 16/05/2024 15:22 PM (GMT+7)

Không ăn thịt đỏ, chỉ ăn đồ chay nhưng cuối cùng người phụ nữ bị ung thư, khiến ai cũng hoang mang.

Vài năm trước, một phụ nữ ngoài 50 tuổi đến khám định kỳ tại khoa tiêu hóa, Bệnh viện Đài Bắc, Đài Loan. Do cơ thể béo phì và có niềm tin cá nhân, cô tuyên bố từ đầu là sẽ không cắt bỏ polyp. Gần đây, cô đi tiêu ra máu mới quay lại gặp bác sĩ. Cô cho biết với hy vọng ăn chay tránh ung thư, cô đã ăn chay 10 năm. Dù vậy, bác sĩ Zhang Zhenrong, bác sĩ chuyên khoa gan mật và tiêu hóa của bệnh viện khám và chẩn đoán cô mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 3. Bác sĩ lắc đầu sau khi nghe về chế độ ăn của người phụ nữ.

Không phải ăn chay là tránh được ung thư. (Ảnh minh họa)

Không phải ăn chay là tránh được ung thư. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Zhang Zhenrong, giám đốc khoa tiêu hóa, phòng khám gan mật, chia sẻ lại trên chương trình truyền hình rằng vì niềm tin đặc biệt của mình, người phụ nữ từng tuyên bố trước khi nội soi vài năm trước: "Nếu tôi bị polyp cũng không cắt". Sau đó, quá trình nội soi cho thấy một khối u tuyến 0,8 cm. Bác sĩ cảnh báo, nếu khối u tuyến không được kiểm soát trong 5-10 năm, nó có thể biến thành ung thư. Tuy nhiên, người phụ nữ nhất định không cắt. Cô được khuyên nên theo dõi định kỳ và đến thăm khám trong vòng sáu tháng. Kết quả, lần thăm khám gần nhất, cô bị phát hiện u tuyến đại trực tràng lớn hơn 1 cm. 

Bác sĩ Zhang đã phân tích thói quen ăn uống của người phụ nữ và biết được rằng bà đã ăn chay trong vài năm liên tiếp và thích những thực phẩm chứa nhiều dầu và đường. Ông nhận xét: "Ăn chay không nhất thiết là khỏe mạnh hơn. Chế độ ăn chay được chia thành người ăn chay lành mạnh ăn thực phẩm nguyên mẫu lành mạnh; nhóm còn lại là người ăn chay đã qua chế biến như thịt chay, gà chay, cá chay, là chế độ ăn nhiều chất béo. Chế độ ăn không đủ chất xơ, đồ chiên rán và tình trạng béo phì của chính bệnh nhân đều là những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng. 

Ăn chay có thể ngăn ung thư đại trực tràng như lời đồn? 

Nhóm Phòng chống và Kiểm soát Ung thư của Sở Y tế Quốc gia Đài Loan đã làm rõ rằng dựa trên dữ liệu thực nghiệm, sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng không phải do một nguyên nhân duy nhất. Các chất gây ung thư bao gồm hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh và tập thể dục không đều đặn, thừa cân... Không có bằng chứng nào cho thấy bạn sẽ không bị ung thư đại trực tràng nếu ăn chay. Một số người cho rằng ăn chay có nghĩa là ăn kiêng nhẹ nhàng nhưng việc sử dụng quá nhiều dầu ăn hoặc tiêu thụ quá nhiều nguyên liệu chay khi nấu nướng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Liao Minkai, bác sĩ điều trị tại Khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Thống nhất Thành phố Đài Bắc (Đài Loan), giải thích rằng các triệu chứng phổ biến của ung thư đại trực tràng bao gồm chảy máu, thay đổi tần suất đi tiêu, phân loãng, đau bụng hoặc có cục cứng, sụt cân. Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng rõ ràng thì thường là biểu hiện của bệnh ở giai đoạn muộn. Khi đã phát triển sang giai đoạn muộn, những bệnh nhân này thường cần được điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật kết hợp xạ trị hoặc hóa trị... với nhiều biến chứng hơn.  

Bệnh ung thư đại trực tràng có thể xuất hiện dù bạn ăn chay. (Ảnh minh họa).

Bệnh ung thư đại trực tràng có thể xuất hiện dù bạn ăn chay. (Ảnh minh họa).

Ăn chay ra sao cho đúng cách? 

Để tận dụng tối đa chế độ ăn chay, hãy chọn nhiều loại thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật, bao gồm toàn bộ trái cây và rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. Các loại hạt và cây họ đậu, chẳng hạn như đậu lăng, đậu nành và đậu phộng, cũng được coi là thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật. Đồng thời, nên cắt giảm những lựa chọn kém lành mạnh hơn như đồ uống có đường, nước ép trái cây và ngũ cốc tinh chế. Người ăn chay đặc biệt cần chú ý đảm bảo bổ sung đủ chất đạm, sắt, canxi, vitamin D, vitamin B12 và axit béo omega-3.

Những thực phẩm lành mạnh này được khuyến nghị trong chế độ ăn uống lành mạnh: 

- Rau, đặc biệt là các loại rau lá xanh đậm (cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, đậu xanh).
- Trái cây (táo, quả mọng, dưa).
- Các loại ngũ cốc (quinoa, gạo lứt, yến mạch). 
- Các loại đậu.
- Các loại hạt và quả hạch (quả óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương).
- Sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa ít béo, phô mai, sữa chua)...
- Dầu (dầu ô liu, dầu bơ...). 
Cần lưu ý, nhu cầu calo của mỗi người khác nhau tùy theo độ tuổi, cân nặng, giới tính và mức độ hoạt động.  

4 món rau xây dựng sức đề kháng thép, có món được ví như thịt bò của người ăn chay
Những loại rau sau đây sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, phòng chống nhiều căn bệnh như COVID-19, thủy đậu, cúm...

Thực phẩm phòng bệnh

Theo Thùy Linh (Dịch từ Sohu) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe