Theo một bệnh viện ở Trung Quốc, các bác sĩ phẫu thuật đã lấy ra 7.750 viên đá từ túi mật của một phụ nữ trong một ca phẫu thuật.
Cuộc phẫu thuật kéo dài ba tiếng đã diễn ra tại Bệnh viện Jingdu ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Người phụ nữ 54 tuổi, được biết đến với tên He cho biết cô đã được phát hiện có một chút sỏi mật từ 7 năm trước, nhưng không thể phẫu thuật do bị huyết áp cao.
Gần đây, cô He đã đến bệnh viện sau khi bị đau bụng không thể chịu nổi. Cô đã bị sốc khi phát hiện ra rằng số lượng sỏi mật của cô đã tăng lên nhanh chóng, lên tới hàng ngàn viên sỏi. "Tôi không biết mình lại có quá nhiều sỏi tới vậy", người phụ nữ nói với một phóng viên từ Đài truyền hình Hồ Bắc.
Những viên đá đã được lấy ra khỏi người phụ nữ trong một ca phẫu thuật ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Các bác sĩ cho biết một số viên đá có kích thước lớn như trứng chim cút và nhiều trong số chúng có kích thước bằng hạt đậu xanh. Shen Zhangyi, giám đốc bệnh viện, người đã tiến hành phẫu thuật, cho biết ông chưa bao giờ thấy nhiều sỏi như vậy ở một bệnh nhân. Bác sĩ Shen cũng nói rằng những viên đá có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng cho cô He nếu không điều trị kịp thời.
Bác sĩ phẫu thuật giải thích rằng nếu những viên sỏi nhỏ hơn đi vào ống mật, bệnh nhân có thể bị các bệnh nghiêm trọng như vàng da và viêm tụy cấp.
Sỏi mật, hình thành trong túi mật, là những tinh thể nhỏ thường được tạo thành từ cholesterol. Theo NHS, những người thừa cân và trên 40 tuổi, đặc biệt là nữ giới, có nhiều khả năng bị sỏi mật. Ăn kiêng và phẫu thuật giảm cân cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Cô He thú nhận rằng cô hiếm khi uống nước hoặc ăn sáng, bác sĩ Shen tin rằng những thói quen đó là nguyên nhân gây ra tình trạng của cô.
Cô He rất lười uống nước và thường xuyên bỏ bữa sáng.
"Uống ít nước có thể là nguyên nhân sỏi mật và sỏi thận vì chất lỏng trong cơ thể bệnh nhân quá dày", bác sĩ nói. "Nếu không ăn sáng, túi mật sẽ không co lại và tiết ra mật để tiêu hóa thức ăn. Nếu mật tồn tại trong cơ thể quá lâu, thì cholesterol bên trong sẽ dễ dàng kết tinh và trở thành sỏi."
Tuy nhiên, các chuyên gia ở Anh tuyên bố rằng đó chỉ là suy đoán thuần túy. Trong một cuộc phỏng vấn trước đây, bác sĩ George Webster từ Hiệp hội tiêu hóa Anh cho biết sỏi trong túi mật là một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới, nhưng nguyên nhân thường không rõ ràng và có thể liên quan đến béo phì.
Bác sĩ Webster cho biết, thông thường những bệnh nhân bị sỏi mật thường ở Trung Quốc và Đông Á nhiều hơn so với phương Tây và điều này có lẽ là do tỷ lệ nhiễm trùng trong ống mật tăng lên. Vào năm 2015, một bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi loại bỏ 11.950 viên sỏi đáng kinh ngạc từ bên trong một phụ nữ Ấn Độ - được cho là một kỷ lục thế giới mới.
Bác sĩ phẫu thuật Shen Zhangyi cho biết tình trạng của bệnh nhân là do thói quen ăn uống của cô.
Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là là những lắng đọng bất thường của mật, tạo nên những hạt cứng, rắn như đá (sỏi viên). Ở Anh, có tới 1/10 người trưởng thành mắc bệnh. Nó ảnh hưởng đến khoảng 15% người dân ở Hoa Kỳ.
Chúng được hình thành từ các hóa chất trong mật và có thể chỉ bao gồm cholesterol, hỗn hợp canxi và sắc tố từ các tế bào hồng cầu hoặc kết hợp cả hai.
Sỏi mật có liên quan đến chế độ ăn nhiều cholesterol, cũng như tổn thương gan và ăn chay. Hầu hết mọi người không biết họ có sỏi mật. Triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng, có thể kéo dài đến tám giờ. Điều này có thể bị nhầm lẫn với một cơn đau tim.
Nếu sỏi mật đã được phát hiện nhưng không gây ra triệu chứng, chúng thường bị bỏ lại mà không cần điều trị.