Chỉ cần bỏ ra 10 phút thực hiện những động tác này trước khi đi ngủ mỗi ngày bạn sẽ giảm được lượng calo tương đương với chạy bộ trong gần 1 giờ đồng.
Có một giáo viên người Ấn Độ - Tao Porchon-Lync, sinh năm 1918, nhưng hiện nay bà sống tại hạt Westchester thuộc thành phố New York (Mỹ) đã dạy yoga hơn 70 năm và đã được Tổ chức kỷ lục thế giới Disney chứng nhận là giáo viên yoga già nhất. Ở tuổi 104 tuổi, bà trông vẫn tràn đầy năng lượng, bà nói rằng “đó là sức mạnh của yoga”.
Cụ bà Tao Porchon-Lync
Bà khuyên bất kể nam nữ, già trẻ làm những động tác này trước khi ngủ có thể sống thọ thêm 20 năm. Những người mắc tiểu đường, mỡ máu, xơ cứng động mạch, cao huyết áp và các bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm xoang, viêm dạ dày mãn tính, thiếu máu, đau thắt lưng và vai… tập yoga cũng có thể hỗ trợ chữa lành.
Thực hiện những động tác này 10 phút trước khi đi ngủ tương đương với 1 giờ chạy bộ.
Nữ giáo viên hơn trăm tuổi khuyên mọi người nên thực hiện 5 động tác yoga đơn giản trước khi đi ngủ, tập khoảng 10 phút mỗi ngày không chỉ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, kéo căng các cơ cứng mà còn có thể xoa bóp các cơ quan bên trong cơ thể .
1. Tư thế duỗi mình mèo
Thực hành: Để thực hiện động tác này, đầu tiên, hãy cúi gập người và dồn trọng lượng cơ thể lên bốn điểm là hai bàn tay và hai đầu gối. Hai bàn tay cách nhau 1 khoảng cách bằng vai, hai đầu gối cách nhau 1 khoảng cách bằng hông. Đầu gối, bàn tay và phần thân trên áp sát sàn, kéo dài toàn bộ mặt sau cột sống lưng và vai.
Hiệu quả: Tư thế này giúp kéo giãn lưng trên và lưng giữa, mở khớp vai, kích thích các cơ bả vai, giảm đau mỏi vai gáy, đồng thời còn giúp dưỡng tim, dưỡng cột sống, kích thích bàng quang, thông kinh mạch trên cánh tay.
2. Tư thế con bướm
Thực hành: Cách thực hiện rất đơn giản, ngồi lên một vị trí bằng phẳng, thẳng lưng, hai gan bàn chân chụm vào nhau. Tiếp theo kéo sát điểm giao của 2 bàn chân về phía vùng hội âm.
Lúc này, bắp chân đặt nằm sát lên sàn nhà, hãy hít 1 hơi thật lâu, thẳng lưng về phía trước, gập người xuống và thở từ từ ra. Đôi bàn tay nắm lấy 2 bàn chân đang chụm lại, đồng thời để 2 khuỷu tay đè xuống 2 bắp chân. Cố gắng để mũi và trán của bạn chạm xuống sàn, mông hơi nhỏm lên.
Hiệu quả: Động tác này giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, đào thải độc tố, cung cấp máu cho vùng bụng và xương chậu, loại bỏ chứng viêm. Không những thế, giúp cho nam và nữ duy trì tốt chức năng của thận, bài tiết tốt, trẻ hóa làn da, hồng hào khuôn mặt.
Nếu thực hành động tác này thường xuyên, chức năng bài tiết được kích thích mạnh mẽ, chức năng tiết niệu vận hành thuận lợi, giảm đau thần kinh tọa. Giúp đảm bảo sức khỏe của hệ thống sinh dục (tuyến tiền liệt, buồng trứng, cơ quan sinh dục nam và thận).
Ngoài ra, động tác này còn giúp thư giãn, giảm đau các khớp đầu gối, khớp hông, lưng, xương sống. Chỉnh sửa dáng vóc, giúp lưng thẳng, dáng mềm mại.
3. Tư thế rắn hổ mang
Thực hành: Nằm sấp, hai chân mở bằng hông, mu bàn chân úp xuống, trán chạm nhẹ xuống sàn, thả lỏng vai; khép hai khuỷu tay và đặt xuống sàn nhà, lòng bàn tay úp xuống sàn và đặt bàn tay ở cạnh đầu.
Khi hít vào, hãy chống cánh tay xuống sàn nhà, nâng đầu và ngực cao lên, nhìn thẳng về phía trước. Giữ cánh tay và xương chậu chạm vào sàn nhà, thả lỏng hai vai. Khi thở ra, chậm rãi hạ thân trước và đầu của bạn xuống sàn nhà.
Hiệu quả: Tư thế rắn hổ mang đơn giản cực kì hữu ích trong việc làm giảm đau các cơ lưng cổ và bụng. Nó giúp cột sống của bạn thêm khỏe mạnh và dẻo dai, tránh được các bệnh như thoái hóa cột sống, giúp tiêu hóa tốt hơn nhờ các động tác có lợi cho vùng bụng.
Tư thế rắn hổ mang là một tư thế giảm mỡ bụng tốt nhất, giúp bạn có vòng hai phẳng phiu không mỡ bởi các tư thế căng cơ bụng, hay vươn người sẽ đốt cháy mỡ thừa ở vùng bụng. Ngoài ra, tư thế nay rất hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng của stress như mệt mỏi, đau đầu và suy nhược, đồng thơi lưu thông máu và cân bằng hormone.
4. Tư thế chân ngồi quỳ
Thực hành: Thực hiện tư thế này bằng cách ngồi xếp bằng, hai lòng bàn chân chụm sát vào nhau, mông đặt lên gót chân, ngồi thẳng lưng và đặt hai tay lên đầu gối. Trong quá trình tập bạn có thể nhắm mắt hoặc mở mắt.
Hiệu quả: Thực hiện đều đặn động tác này bạn sẽ giảm các dấu hiệu căng thẳng thần kinh, đặc biệt với những người hay gặp các cơn bốc hỏa và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng thấy được hiệu quả khi ngồi thiền như vậy. Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu, người xưa gọi là "bế ngũ quan".
5. Tư thế hỗn nguyên ngọa
Thực hành: Cách thực hiện là nằm ngửa, thả lỏng xương khớp, 2 tay đan các ngón vào nhau hoặc đặt nhẹ lên nhau, đưa lên trên đỉnh đầu, áp sát bàn tay vào đỉnh đầu, 2 lòng bàn chân đối diện và áp sát nhau tạo thành một vòng cung hoàn toàn kín.
Hiệu quả: Tư thế nằm trên đây sẽ là sợi dây kết nối mật thiết giữa gan và thận, giúp cho gan và thận liên tục được rèn luyện rồi lại thả lỏng nhẹ nhàng theo từng nhịp thở. Vòng tròn tạo ra bằng chân sẽ giúp cho khí huyết lưu thông từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể mà không bị đứt đoạn, giúp cho thận thư giãn một cách tối đa. Phụ nữ tập động tác này trong thời kỳ đau bụng kinh sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng đau bụng.
Đặc biệt nhắc nhở rằng năm động tác này đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều có thể thực hiện được, nhưng khi mới bắt đầu thực hiện, bạn phải duỗi người nhẹ nhàng ở mức giới hạn của bản thân.