Bệnh nhân trầm cảm: Nếu nhận được sự giúp đỡ, sẽ có ít bi kịch xảy ra

Ngày 03/06/2018 20:19 PM (GMT+7)

Anh Tan, anh Mak, anh Lim và cô Wong đều là những người mắc bệnh trầm cảm và đang phải vật lộn không chỉ với con "quái vật" trong chính mình mà còn với cả cuộc sống. Những gì họ trải qua, những gì họ đang làm đã cho thấy một góc khuất phía sau của những bệnh nhân trầm cảm đang bị kì thị.

(Tiếp phần 1: Bệnh nhân trầm cảm - khi sự kỳ vọng biến mỗi người thành "quái vật" tâm lý)

Không phải ai cũng có thể nhận ra "quái vật" bên trong mình

Mặc dù sự tiêu cực luôn bao trùm quanh anh Mak nhưng chính bản thân anh cũng không nhận ra các triệu chứng của bản thân. Bác sĩ Sim cho hay “thật khó để mọi người nhận ra mình bị trầm cảm.”

Anh Chris Tan cũng là một trường hợp tương tự. Năm 2005, anh bị đột quỵ nên giờ đi khập khiễng và cánh tay trái cũng không còn nhanh nhẹn. Anh đã khóc liên tục sau khi được xuất viện nhưng không hề nhận ra đó là dấu hiệu trầm cảm. Mãi đến khi được chẩn đoán, anh mới biết bản thân đã vật lộn với chứng trầm cảm kể từ khi học trung học.

Bệnh nhân trầm cảm: Nếu nhận được sự giúp đỡ, sẽ có ít bi kịch xảy ra - 1

Anh Tan luôn hối hận về sự ra đi của cha khiến anh bị trầm cảm.

“Bố mẹ tôi đã xung đột rất nhiều về tiền bạc”, anh Tan, 45 tuổi kể lại. Cha anh là một người bạn cá, cuộc sống gia đình không ít khó khăn. Năm 2003, cha anh được chẩn đoán mắc ung thư và qua đời chỉ sau 1 năm, anh Tan đã không thể tha thứ cho chính mình vì những gì xảy ra lúc đó. 

Tôi ghét bản thân mình… Đây là vấn đề mà tôi vẫn đang cố gắng chia sẻ với các bác sĩ tâm lý.

“Tôi đã nhận được cuộc gọi từ mẹ vào lúc sáng sớm. Mẹ nói bố tôi hình như không ổn. Nhưng tôi bảo mẹ đừng quá quan trọng hóa vấn đề. Sau đó tôi thay quần áo và đi làm. Cho đến khi tôi nhận được cuộc gọi thứ hai từ… xe cứu thương.” Anh Tan nói trong nghẹn ngào.

Hiện tại anh thường xuyên tới IMH mỗi khi cảm thấy bản thân sắp “có vấn đề” và tìm tới những chuyên gia để giúp bản thân vượt qua. Có rất ít người tìm cách điều trị hoặc làm điều đó ngay từ khi biết mình mắc bệnh.

Bệnh nhân trầm cảm: Nếu nhận được sự giúp đỡ, sẽ có ít bi kịch xảy ra - 2

Anh Tan chụp ảnh cùng cha.

Trong nghiên cứu của Mind Matter, khi hỏi những bệnh nhân bị trầm cảm, 54% người cho biết họ tìm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè. Trong Hội nghị thượng đỉnh sức khỏe thế giới khu vực năm 2013, giáo sư Chong Siow Ann từ IMH cho hay trong số 7% lao động của Singapore có tiền sử bệnh tâm thần thì cứ 10 trường hợp chỉ có 2 gười được điều trị.

Trái với anh Tan tìm đến sự giúp đỡ từ những chuyên gia, cô Wong đã “che giấu" bệnh trầm cảm bằng cách dồn năng lượng của mình vào công việc dạy ở trung tâm tennis, nhưng điều đó đã phản tác dụng.

Trong một thời gian dài, tôi đã do dự và không muốn tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp và bị coi là kẻ “điên rồ, không kiểm soát được bản thân.

“Tôi đã trở nên khắt khe và khiến những đứa trẻ cảm thấy mệt mỏi, một số chúng đã khóc ngay trên sân.” Cô nhớ lại. “Tôi còn từng nói với cha mẹ chúng rằng: Những đứa trẻ này tới đây để cải thiện, họ không tới để vui chơi. Nếu muốn vui vẻ, hãy làm điều đó ở nơi khác."

"Nếu nhận được sự giúp đỡ, sẽ có ít bi kịch xảy ra"

Tiến sĩ Sim đã quá quen thuộc với những trường hợp bệnh nhận tự kết thúc “cuộc chiến”. Cô chia sẻ: “Thật đáng buồn khi họ không thể đối phó với căn bệnh và tìm đến những biện pháp tiêu cực như tự tử. Trong hoàn cảnh bình thường, hầu hết mọi người sẽ sống và chiến đấu để sống. Nhưng khi chán nản, bạn chỉ muốn chấm dứt nỗi đau."

Cô Wong đã từng cảm thấy “không có lý do gì để sống” cho đến một ngày cô suýt mất nó. Một đêm cô ngồi vào xe và lái như điên trên đường. Sau khi phóng như bay một đoạn đường dài và dừng lại, cô hoảng hồn nhận ra mình vẫn còn sống. “Tôi nhận ra những gì mình làm thật ích kỷ vì không nghĩ đến hậu quả, nó không chỉ ảnh hưởng tới bản thân tôi. Nếu tôi bị thương, chuyện gì sẽ xảy ra với những người phải chăm sóc tôi, hơn nữa tôi có thể khiến họ tổn thương.” Cô Wong nói. 

Bệnh nhân trầm cảm: Nếu nhận được sự giúp đỡ, sẽ có ít bi kịch xảy ra - 3

Cô Wong che giấu sự trầm cảm bằng cách làm việc.

Anh Mak cũng đã gần làm như vậy sau cuộc khủng hoảng vào tháng 7 năm ngoái. Vợ ông Tan, cô Phay Sinh chia sẻ chồng cô đã “chìm sâu”, anh không nói chuyện và chỉ chui vào trong thế giới riêng của minh. Phải cho tới khi anh Mak quyết định gọi điện tới IMH trước khi kết liễu cuộc sống và nhận được lời khuyên, anh mới rời khỏi ý định đó. 

Đây là một trong những lý do khiến những người có vấn đề về tâm lý không nên bị kỳ thị. Tiến sĩ Sim lưu ý: "Nếu những bệnh nhân này nhận được sự giúp đỡ, họ có thể trở lại bình thường. Nếu họ nhận được sự giúp đỡ, sẽ có ít bi kịch hơn."

Chiến đấu với "quái vật" tâm lý 

Ngoài việc sử dụng thuốc và các biện pháp tâm lý, tiến sĩ Sim khuyên những người bệnh nên cố gắng “cân bằng cuộc sống” và biết đâu là điều quan trọng. Tuy nhiên điều này nói dễ nhưng làm khó bởi với cuộc sống bận rộn, quay cuồng trong công việc và những áp lực từ nhiều phía thì không phải ai cũng thực hiện được. 

Dù vậy, tiến sĩ Sim vẫn cho rằng bất cứ ai cũng nên tự hỏi mình điều này: Nếu họ biến mất, ai sẽ thực sự nhớ họ, ai sẽ bị tổn thương? Những người tiếp tục phải chịu sự đau buồn và bị ảnh hưởng chính là những người thân yêu của bạn.

Bệnh nhân trầm cảm: Nếu nhận được sự giúp đỡ, sẽ có ít bi kịch xảy ra - 4

Trách nhiệm làm con đã níu kéo anh Tan tiếp tục gắng sống và chữa bệnh.

Anh Tan, người từng luôn làm việc vượt chi tiêu đã nhận ra bản thân bị trầm cảm khi quay trở lại công việc sau thời giàn nghỉ ngơi vì đột qụy. Chẳng bao lâu, anh bị sa thải và sự nghiệp dừng lại. Tuy nhiên hiện tại, anh đã trở thành một dịch giả tự do, dù đang vật lộn với cuộc sống và với chính căn bệnh bên trong nhưng anh vẫn cố gắng hoàn thành trách nhiệm với mẹ bằng cách gửi cho bà một khoản trợ cấp hàng tháng.  

“Hiểu rõ về bệnh tình của mình và cố gắng có cuộc sống tốt với tôi chính là sự phục hồi. Điều đó có nghĩa là tôi không đánh mất tính cách của mình và tôi vẫn có thể là một người con, một người anh trai hay thậm chí là một nhân viên.” Anh Tan chia sẻ.

Đối với cô Wong, cô đã từ bỏ thuốc chữa từ năm 2014 và dựa vào đức tin để hồi phục tinh thần. Còn với anh Lim, sự trợ giúp đến từ việc tập luyện thể dục, điều đó giúp anh “cảm thấy mình còn sống” và đôi khi còn quên đi rằng mình bị trầm cảm. 

Bệnh nhân trầm cảm: Nếu nhận được sự giúp đỡ, sẽ có ít bi kịch xảy ra - 5

Anh Lim đã tìm đến việc tập thể dục để quên đi căn bệnh của mình.

Bây giờ anh Lim đã có một cửa hàng trực tuyến bán đồ chơi sưu tầm nên anh không phải đối mặt với áp lực công việc. Những bức tượng nhỏ mà anh bán mang cho anh một chút “lý tưởng sống để bám víu”. 

“Những câu chuyện về nguồn gốc của các siêu anh hùng đều bắt đầu với bi kịch: như Người dơi thì bố mẹ mất sớm, Siêu nhân thì quê hương bị phá hủy. Nhưng họ vẫn mạnh mẽ và trở nên siêu phàm. Nó cho tôi một chút hy vọng rằng dù tình trạng của tôi có ra sao, tôi vẫn có thể trở nên mạnh mẽ hơn.” Anh nói.

Trong khi đó, anh Mak quyết định đánh giá lại mong muốn của bản thân trong công việc. “Tôi không tìm kiếm các công việc được trả lương cao nhất. Tôi chỉ muốn công việc của tôi có ý nghĩa với tôi.” Anh nói một cách chán nản. “Nhưng nhờ trầm cảm, tôi đã nhận ra những điều đơn giản đôi khi còn tốt hơn.”

Bệnh nhân trầm cảm: Nếu nhận được sự giúp đỡ, sẽ có ít bi kịch xảy ra - 6

Với anh Mak, gia đình chính là điểm tựa để anh sống.

Dù hiện tại anh chưa quay trở lại công việc và vợ vẫn là trụ cột chính nhưng anh nói rằng gia đình chính là lý do để anh tiếp tục chiến đấu với bệnh trầm cảm. “Tôi chắc chắn rằng cô ấy biết tôi đang ở đâu và tôi đang làm gì. Tôi cũng cần phải chịu trách nhiệm với cô ấy.” Anh nói.

Bệnh nhân trầm cảm - khi sự kỳ vọng biến mỗi người thành quái vật tâm lý (Phần 1)
"Suốt cuộc đời, tôi là người giỏi nhất ở hầu hết mọi thứ tôi làm. Và tôi nghĩ đó là nguyên nhân quan trọng khiến tôi rơi vào trầm cảm." Cô Jaime Wong,...
Hoàng Dương (Dịch từ CNA)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe