Nha đam có tác dụng gì? Nha đam có rất nhiều công dụng, từ làm đẹp bên ngoài đến tăng cường sức khoẻ bên trong.
Nha đam là một loại cây thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau từ hàng nghìn năm trước. Đây là một loại cây lành tính, an toàn khi sử dụng trực tiếp từ cây hoặc ở dạng gel bán trên thị trường. Thường an toàn nếu sử dụng nha đam trực tiếp từ cây hoặc bạn có thể mua ở dạng gel.
Có hai loại sản phẩm chính được sản xuất từ nha đam:
- Các loại kem, gel và thuốc mỡ: Sử dụng ngoài da, điều trị các tình trạng về da khác nhau
- Viên nang hoặc chất lỏng: Uống để tăng cường sức khoẻ
Nha đam được sử dụng trong việc điều trị sức khoẻ từ hàng ngàn năm nay.
Nha đam có tác dụng gì?
1. Chữa lành vết bỏng
Do đặc tính làm dịu, làm mát và giữ ẩm nha đam thường được dùng để chữa bỏng.
Một nghiên cứu năm 2013 với 50 người tham gia cho thấy những người sử dụng gel nha đam để điều trị bỏng bề mặt và bỏng sâu một phần cho kết quả tốt hơn so với nhóm sử dụng kem sulfadiazine bạc 1%.
Nhóm nha đam cho thấy khả năng chữa lành vết thương và giảm đau sớm hơn. Thêm vào đó, nha đam có một điểm cộng là không quá tốn kém.
Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh, nhưng các bằng chứng có sẵn cho thấy rằng gel nha đam có thể có lợi cho việc chữa lành vết thương do bỏng.
Nếu bạn bị cháy nắng hoặc gặp các vết bỏng nhẹ khác, hãy thoa gel nha đam vài lần một ngày vào khu vực này. Nếu bạn bị bỏng nặng, hãy tìm sự trợ giúp y tế trước khi bôi nha đam.
2. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Uống nha đam mỗi ngày có tốt không? Câu trả lời là có. Tiêu thụ nha đam có thể có lợi cho đường tiêu hóa của bạn, và giúp làm dịu cũng như chữa các bệnh về dạ dày, bao gồm cả hội chứng ruột kích thích (IBS).
Một đánh giá năm 2018 đã xem xét ba nghiên cứu trên 151 người. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy nha đam cải thiện đáng kể các triệu chứng của IBS khi so sánh với giả dược. Không có tác dụng phụ nào được báo cáo, mặc dù cần nghiên cứu thêm với quy mô nghiên cứu lớn hơn.
Ngoài ra, nha đam có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori, được tìm thấy trong đường tiêu hóa và có thể dẫn đến loét.
Hãy nhớ rằng lời khuyên này chỉ dành cho nha đam (aloe vera), các cây họ nha đam khác (aloe plant) có thể độc và không hấp thụ trong cơ thể.
3. Tăng cường sức khỏe răng miệng
Nha đam có tác dụng gì đối với răng miệng không? Kem đánh răng và nước súc miệng từ nha đam là những lựa chọn tự nhiên để cải thiện vệ sinh răng miệng và giảm mảng bám.
Kết quả của một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, những người sử dụng kem đánh răng chứa nha đam có những cải thiện đáng kể đối với sức khỏe răng miệng của họ.
Nghiên cứu bao gồm 40 thanh thiếu niên được chia thành hai nhóm. Mỗi nhóm sử dụng kem đánh răng nha đam hoặc kem đánh răng truyền thống có chứa triclosan hai lần mỗi ngày.
Sau 30 ngày, kem đánh răng nha đam được công nhận là có hiệu quả hơn kem đánh răng triclosan trong việc giảm mức độ nấm candida, mảng bám và viêm lợi.
Những người sử dụng kem đánh răng nha đam cho thấy sức khỏe răng miệng tổng thể tốt hơn mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
4. Làm sạch mụn
Đắp nha đam lên mặt có tác dụng gì? Sử dụng nha đam tươi trên mặt có thể giúp làm sạch mụn. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm chứa nha đam được thiết kế cho mụn trứng cá, bao gồm sữa rửa mặt, toner và kem. Chúng cũng có thể có thêm lợi ích khi chứa các thành phần hoạt tính khác.
Các sản phẩm trị mụn làm từ nha đam có thể ít gây kích ứng da hơn so với các phương pháp trị mụn truyền thống.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2014 cho thấy một loại kem - kết hợp thuốc trị mụn thông thường với gel nha đam - hiệu quả hơn đáng kể so với thuốc trị mụn đơn thuần hoặc giả dược trong việc điều trị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình.
Trong nghiên cứu này, những cải thiện đã được ghi nhận, mức độ viêm thấp hơn và ít tổn thương hơn ở nhóm sử dụng kem kết hợp nha đam trong khoảng thời gian 8 tuần.
5. Làm giảm các vết nứt ở hậu môn
Nếu bạn bị nứt hậu môn, thoa kem nha đam lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày có thể giúp thúc đẩy quá trình chữa lành.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng sử dụng kem có chứa bột/ nước ép nha đam có hiệu quả trong điều trị nứt hậu môn mãn tính. Mọi người tham gia đã sử dụng kem nha đam ba lần một ngày trong sáu tuần.
Các cải thiện được thể hiện trong việc giảm đau, giảm xuất huyết khi đại tiện và chữa lành vết thương. Những kết quả này khác biệt đáng kể so với kết quả của nhóm không dùng. Mặc dù nghiên cứu này đầy hứa hẹn, nhưng vẫn cần có các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định tác dụng của nha đam.
Sử dụng nha đam như thế nào?
Cách sử dụng cây nha đam rất đa dạng. Bạn có thể thoa gel nha đam tươi trực tiếp lên da hoặc làm theo công thức để tự chế ra một sản phẩm làm đẹp. Nha đam cũng có thể dễ dàng kết hợp với thực phẩm và đồ uống.
Để làm sinh tố nha đam, hãy pha 1 cốc nước với 2 muỗng canh gel nha đam. Sau đó bạn có thể thêm các nguyên liệu khác như trái cây, và sử dụng máy xay sinh tố để trộn đều chúng lên.
Nếu bạn dự định ăn nha đam tươi, bạn có thể bảo quản chúng ở tủ lạnh trong vài ngày, nhưng hãy tiêu thụ càng nhanh càng tốt. Bạn luôn có thể bảo quản gel nha đam trong ngăn đá nếu chưa sẵn sàng sử dụng ngay.
Hãy sử dụng nha đam một cách thông minh.
Nha đam có an toàn không?
Hầu hết mọi người đều an toàn khi sử dụng nha đam ngoài da, cho các vấn đề nhỏ về da. Nói chung, nha đam dễ dàng được hấp thụ, mặc dù có thể gây kích ứng da và phản ứng dị ứng. Không bao giờ sử dụng nha đam cho bất kỳ vết cắt hoặc vết bỏng nghiêm trọng nào.
Hãy chú ý đến cách cơ thể bạn phản ứng với nha đam, nếu xuất hiện bất kì vấn đề nào, hãy ngưng sử dụng. Ngoài ra còn một số lưu ý bạn cần biết trước khi sử dụng nha đam:
1. Một số đối tượng không nên sử dụng nha đam:
- Dị ứng với tỏi, hành tây hoặc hoa tulip
- Mới phẫu thuật trong vòng 2 tuần
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ em dưới 12 tuổi
2. Những bệnh không được sử dụng nha đam:
- Bệnh trĩ
- Các vấn đề về thận
- Các vấn đề về tim
- Bệnh Crohn
- Viêm loét đại tràng
- Tắc ruột
- Bệnh tiểu đường
3. Các tác dụng phụ có thể gây ra bởi nha đam bao gồm:
- Các vấn đề về thận
- Máu trong nước tiểu
- Giảm lượng kali
- Yếu cơ
- Tiêu chảy
- Buồn nôn hoặc đau dạ dày
- Mất cân bằng điện giải
4. Những loại thuốc không được kết hợp với nha đam:
Nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng nha đam nếu bạn cũng đang dùng các loại thuốc sau đây, vì nha đam có thể tương tác với chúng:
- Thuốc nước (thuốc lợi tiểu)
- Thuốc corticosteroid
- Digoxin (Lanoxin)
- Warfarin (Coumadin, Jantoven)
- Sevoflurane (Ultane)
- Thuốc kích thích nhuận tràng
- Thuốc tiểu đường
- Thuốc chống đông máu
Nguồn tham khảo: How to Use Fresh Aloe Vera - Đăng tải trên trang tin y tế Healthli - Xuất bản ngày 12/12/2018. |