Nhiều ca ghép tạng ý nghĩa trong ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/02/2023 13:58 PM (GMT+7)

Một người đàn ông trẻ bị tai nạn không quả khỏi đã hiến lại cho cõi đời 1 quả tim, 2 quả thận, 2 giác mạc và da để cứu 5 người đang mỏi mòn vì bệnh tật.

Sáng 27-2, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay vừa phối hợp với Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) thực hiện thành công ca ghép tạng xuyên đêm từ người cho chết não. Người hiến là anh M. (35 tuổi, ở An Giang), bị tai nạn quá nặng không qua khỏi, người nhà quyết định hiến tim (đưa ra Bệnh viện Việt Đức trong đêm), 2 thận, 2 giác mạc và da (được Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận).

Các bác sĩ ghép tạng cho bệnh nhân từ nguồn tạng hiến của anh M.

Các bác sĩ ghép tạng cho bệnh nhân từ nguồn tạng hiến của anh M.

Ngày 26-2, 2 quả thận được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy ghép thành công cho 2 nữ bệnh nhân trẻ đều có hoàn cảnh khó khăn, bị suy thận là P.T.L.T (16 tuổi, ở Phú Yên) và L.T.A.T (27 tuổi). Trong đó, bệnh nhân P.T.L.T có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhà có 2 chị em đều bị suy thận, cha thì bị bệnh nan y. Hơn 3 năm nay, 3 mẹ con thuê nhà trọ ở TP HCM để người mẹ đi làm thuê kiếm tiền cho 2 con chạy thận nhân tạo. Hiện tình trạng bệnh nhân sau ghép đã ổn định và có nước tiểu sau vài giờ ghép.

Các bác sĩ xuyên đêm thực hiện lấy và ghép tạng

Các bác sĩ xuyên đêm thực hiện lấy và ghép tạng

Tiếp nhận da là nữ bệnh nhân N.T.C.N (24, ở Kiên Giang), bị bỏng lửa xăng, mất da diện rộng khoảng 30% diện tích của cơ thể, tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Nếu không được ghép da che phủ thì bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng suy mòn, nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ tử vong rất cao.

Thận được ghép cho người nhận

Thận được ghép cho người nhận

2 giác mạc được bảo quản chờ để ghép vào hôm nay, 27-2. Người nhận là nữ bệnh nhân C.N. B.T (20, ngụ Đà Lạt) và nam bệnh nhân H.V.N (30, ngụ TP HCM).

Quả tim cũng đã được chuyển ra Hà Nội trong đêm đêm ráp nối sự sống

Quả tim cũng đã được chuyển ra Hà Nội trong đêm đêm "ráp nối sự sống"

Riêng quả tim cũng được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức ghép thành công bước đầu và đã đập trong lồng ngực người nhận sau 8 giờ ghép, với sự tham gia của hơn 40 y bác sĩ thuộc nhiều đơn vị.

Chạy đua thời gian để giữ quả tim "sống"

Liên quan đến các ca ghép tạng này, lần đầu tiên trong lịch sử ghép tạng, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện hỗ trợ các kỹ thuật an toàn nhất để đảm bảo thời gian an toàn cho quả tim của người hiến được tiếp nhận trong tình trạng khỏe mạnh.

Do bênh nhân được chỉ định ghép tim ở Bệnh viện Việt Đức đang ở xa, việc ekip ghép tạng phải chờ đợi đến lúc bệnh nhân có mặt ở Bệnh viện để lấy máu xét nghiệm phản ứng chéo có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các tạng hiến.

Nhiều ca ghép tạng ý nghĩa trong ngày Thầy thuốc Việt Nam - 5

Quả tim được chuyển đi Hà Nội trong đêm để ghép cho bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Đức

Do đó, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã trao đổi và đề xuất Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ nhân sự đưa máu của người hiến ra Bệnh viện Việt Đức để thực hiện kỹ thuật này. Trong tình huống đó, nhân sự của Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên chuyến bay 22 giờ đêm 25-2 để mang mẫu máu của người hiến ra Hà Nội để thực hiện phản ứng chéo. Cũng cùng thời điểm này, ekip ghép tạng của bệnh viện Việt Đức cũng lên máy bay vào TPHCM ngay trong đêm để chuẩn bị cho việc tiếp nhận và vận chuyển quả tim về Hà Nội.

Liên tục theo dõi tình trạng của người hiến cũng như cập nhật chuyến bay, sau khi thống nhất với hội đồng, được sự chấp thuận của Ban Lãnh đạo Bệnh viện, ekip ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định tiến hành nhận tạng sớm hơn 1 giờ để kịp vận chuyển quả tim trên chuyến bay sớm nhất từ TP HCM ra Hà Nội.

1 giờ 30 sáng 26-2, ekip hiến ghép tạng đã cúi đầu dành 1 phút để đọc lời mặc niệm tri ân tấm lòng cao thượng của anh M. cùng gia đình.

Đến 4 giờ sáng ngày 26-2, ekip ghép tạng của Bệnh viện Việt Đức đã rời khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy vận chuyển quả tim của người hiến ra sân bay về Hà Nội.

Vợ chồng giáo sư BV Việt Đức tuổi U90 nhưng vẫn anh anh-em em, luôn giữ thói quen đáng yêu trước khi ngủ suốt 60 năm
60 năm chung sống, vợ chồng giáo sư Đặng Hanh Đệ chưa một lần to tiếng. Giờ đây, dù tuổi đã U90, có đầy đủ cháu nội, cháu ngoại nhưng hàng ngày, ông bà vẫn xưng hô “anh - em" ngọt ngào như thuở mới yêu.

Những câu chuyện cảm động

Theo Tin-ảnh-clip: NGUYỄN THẠNH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác