Phát hiện phần thân dưới của bà mẹ 7 con bốc mùi, y tá sốc khi khám cho bệnh nhân

Ngày 19/07/2019 12:30 PM (GMT+7)

Phụ nữ sinh nở nhiều lần, béo phì, hoặc từng trải qua phẫu thuật vùng chậu,… có nguy cơ cao bị sa bàng quang.

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, trưởng Khoa thận Bệnh viện Nam Đầu chia sẻ với Ettoday, ông đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ, bà Chu 70 tuổi, có 7 đứa con, bà được đưa đến bệnh viện cấp cứu vì bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến sốt, ngôn ngữ bắt đầu không mạch lạc. Con gái của bà Chu nói, gần đây thấy bà Chu uống thuốc tây, thường xuyên vào nhà vệ sinh. Sau khi kiểm tra nước tiểu phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phát hiện phần thân dưới của bà mẹ 7 con bốc mùi, y tá sốc khi khám cho bệnh nhân - 1

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường.

Đồng thời thông qua siêu âm, phát hiện toàn bộ thận bị sưng, bác sĩ lo lắng có thể có khối u hoặc kết sỏi, sau đó bà Chu được nhập viện để điều trị nhiễm trùng. Cuối cùng bệnh nhân được chuyển đến Khoa Tiết niệu để tiến hành nội soi bàng quang.

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tưởng nói rằng, buổi tối ngày nhập viện, một y tá sau khi kiểm tra đã ngửi thấy mùi hôi trên cơ thể bà Chu, y tá lo lằng người bệnh đi tiểu không tự chủ, kết quả phát hiện phần thân dưới của bà Chu có một "cục thịt màu hồng", hoài nghi người bệnh có thể bị sa tử cung. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra tỉ mỉ, phát hiện bộ phận bị sa xuống chính là bàng quang.

Hóa ra bà Chu rất ngại khi đến bệnh viện kiểm tra, khi bị sa bàng quang thì vẫn cố chịu đựng, vì bàng quang tiếp tục bị sa xuống nên rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, và chức năng thận rất xấu. Sau khi điều trị, bác sĩ thuộc Khoa Tiết niệu đẩy bàng quang trở lại vị trí cũ. Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường nói: “Người phụ nữ này đã sinh 7 người con, các cơ quan trong vùng chậu rất dễ bị sa xuống”.

Phát hiện phần thân dưới của bà mẹ 7 con bốc mùi, y tá sốc khi khám cho bệnh nhân - 2

Bà Chu sinh 7 người con, nhiều lần sinh nở dẫn đến sa bàng quang.

Ngoài ra, bác sĩ Hoàng Tử Phi, Khoa sản của Bệnh viện Nam Đâu cho biết, âm đạo, bàng quang và trực tràng được gắn vào khoang chậu bởi sự chống đỡ của các mô liên kết, chỉ cần các cơ quan vùng chậu di chuyển về phía cửa âm đạo, sẽ gây ra mức độ phồng khác nhau, y học gọi là “rối loạn cơ quan vùng chậu”.

Các cơ quan sa xuống ở mức độ nghiêm trọng khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Trong giai đoạn đầu, sẽ có rò rỉ nước tiểu, đi tiểu thường xuyên, tiếu cấp, đau kéo dài ở bụng dưới, khó đi đại tiện. Giai đoạn sau sẽ gây các triệu chứng như khó tiểu, táo bón, loét phần bị sa xuống, xuất huyết, thậm chí ảnh hưởng đến vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên tái phát.

Bác sĩ Hoàng Tử Phi giải thích, phụ nữ sẽ vì mang thai, sinh nở hoặc là phẫu thuật cắt bỏ tử cung mà ảnh hưởng đến hệ thống chống đỡ của vùng chậu. Sau nhiều năm tích lúy, khiến cấu trúc chống đỡ vùng chậu trở nên yếu, dẫn đến các cơ quan vùng chậu bị sa xuống, và gây nên các vấn đề như táo bón mãn tính hoặc không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện. Loại vấn đề này thường gặp ở mọi lứa tuổi và cả ở phụ nữ khoẻ mạnh, hơn một nửa phụ nữ mắc bệnh trên 50 tuổi, và số lần sinh nở càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Các yếu tố gây nguy cơ sa bàng quang

Phát hiện phần thân dưới của bà mẹ 7 con bốc mùi, y tá sốc khi khám cho bệnh nhân - 3

Hình ảnh sa bàng quang.

Có nhiều yếu tố rủi ro gây ra chứng sa bàng quang như:

Sinh con: Sinh ở âm đạo từ một đến hai con trở lên làm tăng nguy cơ sa bàng quang.

Lão hóa: Khi tuổi càng lớn, đặc biệt sau thời kỳ mãn kinh (cơ thể bắt đầu giảm lượng estrogen giúp giữ sàn chậu được chắc).

Cắt bỏ tử cung: Làm cho phần hỗ trợ sàn chậu bị yếu đi.

Di truyền: Những phụ nữ bẩm sinh có mô liên kết yếu sẽ dễ bị sa bàng quang.

Béo phì: Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị sa bàng quang.

Bàng quang của bệnh nhân đột nhiên phát nổ, nguyên nhân là do thói quen ăn uống này
"Tháng Giêng là tháng ăn chơi" bởi thế nên trong dịp Tết và cả sau Tết, nhiều người vẫn có thói quen ăn uống linh đình, nhậu nhẹt mà không để ý tới...
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác