Nhờ vào phương pháp cổ xưa của Ấn Độ mà sức khỏe, tinh thần của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.
Mỗi khi tập luyện thể dục, thể thao chúng ta thường hay bỏ qua phần bàn tay. Tuy nhiên bất cứ bài tập nào cũng đều cần sử dụng đến bộ phận này. Yoga mudras – một hình thức tập luyện của yoga nhưng chỉ sử dụng ngón tay giúp chúng ta có một trí óc và cơ thể khỏe mạnh.
Yoga Mudra là gì?
Mudra là một từ trong tiếng Phạn cổ có nghĩa là “bàn tay”. Những bậc thầy yoga cho rằng ngón tay của chúng ta giống như các mạch điện được cung cấp bởi 5 phần tử (đất, lửa, gió, nước, không khí). Đồng thời mỗi ngón tay cũng sẽ kết nối với một cảm xúc và một phần cơ thể.
- Ngón cái: (phần tử) lửa, (cơ quan) dạ dày, (cảm xúc) lo lắng.
- Ngón trỏ: (phần tử) không khí, (cơ quan) hệ hô hấp, (cảm xúc) trầm cảm
- Ngón giữa: (phần tử) hệ tuần hoàn, tim, (cảm xúc) sự thiếu kiên nhẫn
- Ngón đeo nhẫn: (phần tử) đất, (cơ quan) hệ thần kinh, gan, mật, (cảm xúc) sự tức giận
- Ngón út: (phần tử) nước, (cảm xúc) sự sợ hãi, lo lắng
Mudras sẽ giúp tăng cường nguồn năng lượng giứa chúng. Dưới đây là 10 động tác mudras
1. Gyan
Phương pháp: Chạm ngón tay trỏ vào ngón cái trong khi giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Tác dụng: Động tác này giúp cải thiện sự tập trung và tăng cường trí nhớ. Đây là mudra tuyệt vời khi bạn muốn tiếp thu kiến thức. Ngoài ra còn giúp bạn chữa chứng mất ngủ, kiềm chế sự tức giận.
2. Vayu
Phương pháp: Kéo ngón trỏ sát vào ngón cái sao cho ngón cái có thể chạm vào các khớp ngón tay thay vì đầu ngón. Trong khi đó giữ thẳng 3 ngón tay còn lại.
Tác dụng: Động tác vayu có tác dụng tốt cho các chứng đầy hơi, đau khớp, đau bụng. Bạn có thể thực hiện nó trong khi ngồi, đứng hay bất cứ lúc nào.
3. Agni
Phương pháp: Kéo ngón cái chạm vào khớp cuối cùng của ngón đeo nhẫn, giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Tác dụng: Giúp cân bằng yếu tố “hỏa” trong cơ thể. Bạn có thể tập luyện động tác này vào buổi sáng trước khi ăn. Hơn nữa, Agni giúp giảm cân, đốt cháy chất béo và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
4. Varun
Phương pháp: Kéo ngón cái chạm vào khớp gần đầu ngón út, giữ thẳng 3 ngón còn lại.
Tác dụng: Động tác mudra này giúp cải thiện nhan sắc, làm da sáng lên vì giúp lưu thông các chất lỏng trong cơ thể khiến da luôn giữ được độ ẩm.
5. Pran
Phương pháp: Chạm đầu ngón cái vào đầu ngón út và ngón đeo nhẫn.
Tác dụng: Bạn có thể thực hiện động tác này vào mọi thời điểm trong ngày. Nó giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường thị lực và cảm thấy bớt mệt mỏi, căng thẳng.
6. Prithvi
Phương pháp: Chạm đầu ngón tay cái vào đầu ngón đeo nhẫn.
Tác dụng: Mudra này giúp kích thích yếu tố “đất” trong cơ thể. Nó giúp cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường cơ bắp, xương và tăng tính kiên nhẫn.
7. Shunya
Phương pháp: Kéo ngón cái chạm tới phần khớp cuối của ngón giữa.
Tác dụng: Động tác này cực tốt cho tai của bạn, giúp tăng cường thính lực cho những người già bị lãng tai hoặc mắc bệnh.
8. Apaan
Phương pháp: Chạm đầu ngón cái vào đầu ngón giữa và ngón đeo nhẫn.
Tác dụng: Động tác Apaan giúp thanh lọc cơ thể, giải quyết các vấn đề về đường tiết niệu và khiến ruột hoạt động tốt hơn.