Loại quả này bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi khi thời tiết bắt đầu chuyển từ hè sang thu. Có hương vị ngọt thơm và nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng ăn loại quả này cũng cần lưu ý nhiều điều.
Mùa hè nóng nực đã chuẩn bị đi qua, mùa thu se lạnh đang đến. Nhiều loại trái cây theo mùa đã bắt đầu chín dần như cam, quýt, nho, lê, hồng... Tết Trung thu là thời điểm quả hồng bắt đầu chín tới. Nhiều người xưa đã nói "một quả hồng là mười vị thuốc", điều đó có nghĩa là gì? Ăn quả hồng tốt hay xấu?
Về cơ bản, câu nói này có nghĩa là ăn một quả hồng tương đương với việc ăn 10 vị thuốc đông y. Quả hồng quả thực là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, giàu caroten, canxi, fructoza, glucoza và các nguyên tố dinh dưỡng khác. Hàm lượng đường trong quả hồng chín cao tới 15%, hàm lượng protein chiếm khoảng 1,36% và hàm lượng vitamin cao hơn gấp đôi so với trái cây thông thường.
Quả hồng rất giàu hoạt chất, bao gồm các nguyên tố vi lượng, axit béo và carotene. Những chất này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y học, mỹ phẩm. Có thể thấy, quả hồng có nhiều ứng dụng và hương vị rất ngon, không chỉ thỏa mãn cơn thèm mà còn mang lại dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Quả hồng hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).
Lợi ích của quả hồng là gì?
1. Bổ sung vitamin
Quả hồng rất giàu polysaccharid và vitamin, không những có thể giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể mà còn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và virus, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể.
2. Làm ẩm ruột và nhuận tràng
Ngồi không vận động trong thời gian dài sẽ làm chậm nhu động của dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
Những người bị táo bón có thể ăn 1-2 quả hồng chín mỗi ngày để cải thiện tình trạng. Quả hồng rất giàu chất xơ, có thể đẩy nhanh quá trình nhu động trong đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình bài tiết phân nhanh chóng.
3. Bổ sung sắt
Thông thường ăn quả hồng rất tốt cho cơ thể, bởi vì quả rất giàu chất sắt, có thể cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, tay chân lạnh, tay chân yếu ớt, hoa mắt chóng mặt và các triệu chứng khác.
Ăn quả hồng đúng cách có tác dụng bổ sung sắt, có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt xuất hiện, đồng thời ngăn ngừa các phản ứng bất lợi do thiếu máu gây ra cho cơ thể.
Quả hồng có nhiều giá trị cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều. (Ảnh minh họa)
Quả hồng khắc với những thực phẩm nào?
1. Quả hồng và rượu
Rượu có vị ngọt, hơi đắng, cay và độc, hồng có tính lạnh. Ăn cả hai cùng nhau sẽ kích thích dạ dày và khiến dịch dạ dày tiết ra quá nhiều. Axit tannic trong quả hồng sẽ gặp dịch vị sẽ tạo thành chất sền sệt, có thể gây tắc ruột.
Người thích uống rượu cần chú ý, khi ăn quả hồng không được uống rượu, tránh để cơ thể gặp phản ứng phụ không tốt.
2. Tảo bẹ và hồng
Tảo bẹ và quả hồng không thể ăn cùng nhau vì hàm lượng tanin trong quả hồng cao, sau khi các ion canxi trong tảo bẹ kết hợp axit tannic trong quả hồng sẽ tạo thành chất không hòa tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và gây phản ứng phụ trong dạ dày.
3. Quả hồng, khoai lang
Quả hồng, khoai lang không được ăn cùng nhau. Hai loại thực phẩm này đều giàu tinh bột và chất xơ, khi kết hợp với nhau dễ gây phản tác dụng. Sỏi dạ dày dễ gây khó chịu nghiêm trọng, còn có thể gây ra các vấn đề như khó tiêu, tắc ruột...
Những người không nên ăn quả hồng
Người có đường huyết cao:
Quả hồng chứa nhiều carbohydrate đơn giản nên ăn vào rất dễ hấp thụ, có thể khiến lượng đường huyết tăng lên.
Người bị đau dạ dày
Quả hồng còn có chứa cả tannin (chất tạo vị chát) và chất pectin - đều làm săn niêm mạc ruột, có thể ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn quá nhiều, đặc biệt là lúc đói thì các chất này cộng với hàm lượng chất xơ tương đối cao trong quả hồng (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày dễ khiến khó tiêu, đầy bụng, thậm chí gây ra buồn nôn, nôn mửa…
Người có thể trạng kém:
Phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy hay bị suy nhược cơ thể, đang bị tiêu chảy, có vấn đề về dạ dày… nên tránh ăn quả hồng.
Người bị táo bón
Ăn quả hồng chín với lượng ít (1 quả/ngày) có thể tốt cho tình trạng táo bón nhưng ăn nhiều hoặc ăn quả xanh lại khiến vấn đề thêm trầm trọng. Chất tannin trong quả hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chất khác sẽ trở thành một hợp chất cơ thể không tiêu hóa được. Ăn nhiều hồng có thể tích tụ thành khối bã làm tắc nghẽn tiêu hoá.