Quả hồng thơm ngọt ai cũng mê nhưng 2 bộ phận ví như thuốc quý lại hay bị vứt nhất

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 13/09/2021 19:40 PM (GMT+7)

Tiết trời thu ăn hồng quá ngon và hợp, nhưng bạn cần lưu ý loại quả giàu vitamin này có thể gây hại nếu dùng không đúng, đồng thời có những bộ phận tưởng bỏ đi nhưng lại là vị thuốc quý.

Ăn hồng đừng vứt bỏ tai và vỏ vì đó là vị thuốc quý

Hồng là loại quả có theo mùa và thường được sử dụng nhiều trong mỗi dịp trung thu. Tuy nhiên, nếu không chú ý khi ăn có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí một số người nên hạn chế hoặc tránh sử dụng loại quả này.

Ths. lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho biết, quả hồng có rất nhiều ở Việt Nam và thường được thu hoạch vào khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm. Hiện có rất nhiều loại hồng khác nhau, từ hồng ngâm, hồng không hạt đến loại hồng có màu đỏ bắt mắt.

Trong đông y, quả hồng khi chín có vị ngọt chát, có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh tiêu chảy, ho có đờm, trĩ,…Không chỉ thịt quả hồng mà ngay cả tai quả hồng, vỏ và dễ cây hồng cũng có tác dụng chữa bệnh trong đông y. 

Phần tai quả hồng đa số khi ăn ai cũng bỏ nhưng đây lại là vị thuốc có nhiều công dụng.

Phần tai quả hồng đa số khi ăn ai cũng bỏ nhưng đây lại là vị thuốc có nhiều công dụng.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, khi ăn hồng, mọi người thường chỉ dùng phần thịt hồng, bỏ phần đầu cuống, hay còn gọi là tai quả. Tuy nhiên, đây là vị thuốc tốt, trong đông y gọi là thị đế có vị chát, không mùi và có thể dùng để chữa bệnh. Tai quả hồng có thể phôi khô rồi đốt, sau đó nghiền mịn chiêu bột (trộn cùng) nước cơm hoặc cháo loãng, sử dụng ngày 2 lần uống vào lúc đói bụng, mỗi lần 6 gram để chữa tiểu tiện ra máu. Ngoài ra, tai hồng cũng có thể dùng kết hợp trong bài thuốc đông y để cầm máu.

Ngoài ra, vỏ quả hồng cũng có thể dùng chữa bệnh. Những ai bị viêm da lở loét có thể lấy 50 gram vỏ quả hồng, đốt rồi tán nhỏ trộn với mỡ lợn để bôi. Với trường hợp lưỡi, môi bị lở loét cũng có thể dùng phấn bám trên quả hồng bôi để điều trị. Rễ hoặc thân cây hồng cũng được dùng để cầm máu. 

Vỏ quả hồng giúp chữa được lở loét da rất hiệu quả.

Vỏ quả hồng giúp chữa được lở loét da rất hiệu quả.

Thịt quả hồng ngon nhưng không phải ai cũng dùng được

Thịt quả hồng là bộ phận được người dân sử dụng nhiều nhất, đây là bộ phận có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là nguồn vitamin A,C vô cùng dồi dào, vì thế nếu sử dụng hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên dùng 1-2 quả mỗi ngày, dùng sau bữa ăn như một loại quả tráng miệng.

Dù quả hồng có những lợi ích nhất định với sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách sẽ để lại những hệ lụy với sức khỏe. Lương y Quốc Trung khuyến cáo, người tỳ vị hư hàn, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng; ăn một lúc quá nhiều hồng có thể dẫn tới đau trướng bụng, buồn nôn,... Không ăn hồng khi đói, nhất là khi trái chưa chín mềm vì khi vào dạ dày có thể tạo kết tủa thành chất không tan gọi là sỏi hồng.

Mọi người không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là người già, trẻ nhỏ vì dễ bị tắc ruột.

Mọi người không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là người già, trẻ nhỏ vì dễ bị tắc ruột. 

Thực tế cho thấy, không ít trường hợp đã phải nhập viện cấp cứu vì ăn hồng quá nhiều tạo nên khối bã thức ăn, gây tắc ruột. BS Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Khoa ngoại (BV Bãi Cháy, Quảng Ninh) cho biết, trong quả hồng có chất nhựa gây kết dính thức ăn tạo, nên cục thức ăn lớn rất khó tiêu hóa. 

Bã thức ăn ứ đọng trong dạ dày nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm loét, xuất huyết dạ dày, đầy bụng, khó tiêu. Nếu bã thức ăn trôi xuống và bị tắc nghẽn ở ruột non sẽ gây nên biến chứng như giãn, viêm, phù nề, hoại tử ruột non, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân...

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về công nghệ thực phẩm cho biết, khi ăn hồng người dân cần chú ý:

- Hạn chế tối đa cho người già và trẻ nhỏ ăn hồng hoặc chỉ nên ăn rất ít và nhai kỹ. 

- Không nên ăn trái hồng lúc bụng đói vì tanin trong trái hồng dưới tác động của axít dạ dày dễ kết tủa. 

- Không ăn trực tiếp vỏ trái hồng, nhất là vỏ trái hồng còn xanh vì chứa nhiều tanin.

- Người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày không nên ăn hồng.

- Không dùng cho người thiếu máu do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn.

Một bánh trung thu bằng 5 bát cơm, nên bạn phải biết những điều này khi ăn kẻo hối hận
Thưởng thức bánh trung thu là cái thú mùa trăng nhưng cách ăn, lượng ăn bạn cũng cần để ý nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng.

Sống khỏe

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ths.Lương y Vũ Quốc Trung