Rau mầm đá có tác dụng gì? Cách chế biến rau mầm đá

Khánh Hằng - Ngày 16/06/2021 16:10 PM (GMT+7)

Mặc dù không phải là một loại rau phổ biến nhưng rau mầm đá cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết tới.

Rau mầm đá là gì?

Rau mầm đá là một loại rau khá hiếm, thường mọc tại các vùng núi cao và xuất hiện vào mùa lạnh giá. Tại Việt Nam, rau mầm đá xuất hiện nhiều nhất tại Sapa. Thông thường, vào mùa đông ở Sapa, từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, rau mầm đá mới mọc và được thu hoạch. Vì đây là một loại rau không phổ biến và không được trồng rộng rãi, do đó giá thành cũng khá cao.

Rau cải mầm đá Sapa có hình dáng giống như cải ngồng nhưng có thêm nhiều nhánh mọc xung quanh nhìn như hình tháp nhọn, có màu xanh tươi non, các nhánh đều mập mạp thường đạt gần 1 kg/cây, to nhất 1,5 kg/cây.

Rau mầm đá có tác dụng gì? Cách chế biến rau mầm đá - 1

Rau mầm đá cũng thuộc họ cải nhưng có hương vị rất mềm ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Theo nghiên cứu khoa học, rau mầm đá có chứa lượng dinh dưỡng cao gấp 5 lần các loại rau bình thường khác.

Trong rau mầm đá có chứa nhiều hợp chất thực vật, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, phải kể đến như: vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E..., kali, magie, phốt pho, canxi, mangan... Rau mầm đá cũng chứa lượng enzyme tiêu hóa và các chất chống oxy hóa cao. Nhờ đó, loại rau này có tác dụng hỗ trợ sức khỏe vừa chữa bệnh vô cùng tuyệt vời.

Rau mầm đá có tác dụng gì?

1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong rau mầm đá có chứa nhiều enzyme tiêu hóa và men kích thích, ngoài ra còn chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất khác nhau. Những chất này đều vô cùng cần thiết và tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện dạ dày và đường ruột, ngăn chặn một số chứng bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, hội chứng kích thích đường ruột...

2. Tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn các bệnh mãn tính

Rau mầm đá có tác dụng gì? Cách chế biến rau mầm đá - 2

Nhờ có chứa hàm lượng khá lớn vitamin C và các chất chống oxy hóa mà rau mầm đá có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Những gốc tự do này có thể phá hủy tế bào, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể và gây ra một số bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư... Rau mầm đá cũng có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Nhờ đó, rau mầm đá cũng có tác dụng phòng chống các bệnh về tim mạch, ung thư, tiểu đường và một số bệnh mãn tính khác, giúp làm chậm tiến trình lão hóa của cơ thể, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

3. Bồi bổ cơ thể và giã rượu tốt

Trong rau mầm đá có chứa chất men tự nhiên, giúp cơ thể sản sinh ra các chất tự nhiên giúp nâng cao sức đề kháng. Lượng men tự nhiên này sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai hơn.

Rau mầm đá cũng thường được sử dụng để ngăn ngừa một số bệnh nhẹ như cảm cúm, ho sốt hoặc dùng để giã rượu.

4. Tăng cường sức khỏe xương khớp

Rau mầm đá có chứa nhiều canxi, kali và các khoáng chất cần thiết khác, tất cả đều giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả, ngăn ngừa loãng xương, gãy xương và các bệnh liên quan đến xương khớp. Trong dân gian, rau mầm đá được sử dụng như một loại rau quý để chữa đau nhức xương khớp, mỏi chân tay...

5. Chống lão hóa, làm đẹp da

Rau mầm đá có tác dụng gì? Cách chế biến rau mầm đá - 3

Nhờ có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, nhiều chất chống oxy hóa, nhiều nước và chất xơ mà rau mầm đá cũng có công dụng chống lại tiến trình lão hóa của cơ thể, từ đó ngăn chặn lão hóa da, giúp bạn duy trì vẻ ngoài trẻ trung hơn.

Nhờ lượng viamin C và vitamin E dồi dào, rau mầm đá rất hữu ích cho da, giúp cải thiện các vấn đề về da như nám, sạm, mụn mủ, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.

Cách chế biến rau mầm đá

Rau mầm đá rất dễ ăn và cũng dễ chế biến. Tuy có vẻ ngoài khá xù xì nhưng rau mầm đá lại có vị thơm ngọt và mềm. Rau mầm đá rất nhanh chín nên khi chế biến, cần chú ý tăng giảm lửa và canh thời gian phù hợp để rau không bị chín quá, làm mất vị giòn và ngon, đồng thời mất đi một số hợp chất dinh dưỡng có lợi.

Dưới đây là một số món ăn đơn giản và quen thuộc khi chế biến rau mầm đá:

- Rau mầm đá luộc chấm mắm hoặc chấm muối vừng.

- Rau mầm đá xào tỏi.

- Rau mầm đá xào thịt bò.

- Rau mầm đá xào thịt lợn nạc.

- Rau mầm đá xào thịt trâu.

- Rau mầm đá muối chua cay.

Tác dụng của rau cải xoong là gì? Cách chế biến rau cải xoong đúng
Cải xoong chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao nhưng không phải ai cũng biết rõ những lợi ích sức khỏe loại rau này mang lại.
Khánh Hằng (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe