Nấu cơm tưởng là công việc đơn giản nhưng hóa ra vẫn có những sai lầm mà nhiều người mắc phải khiến món cơm mất đi dinh dưỡng lại có thể hại sức khỏe.
Cơm và gạo dường như đã quá quen thuộc với người Việt, đó là thực phẩm gần như không thể thiếu trong mỗi bữa cơm. Vì vậy nhiều người coi việc nấm cơm dường như việc quá đơn giản và ai cũng biết làm, chẳng có gì khó khăn.
Thực tế kiến thức về nấu cơm còn nhiều, và nhiều người không biết rằng những cách nấu thông thường mà họ thường làm lại có thể khiến cơm mất đi dinh dưỡng ban đầu. Thành phần chính của gạo là tinh bột tạo ra năng lượng sau quá trình tiêu hóa và hấp thụ trong cơ thể, dinh dưỡng của gạo mầm gấp 126 lần gạo tẻ nên dù chỉ ăn đơn giản hàng ngày bạn cũng có thể bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng này sẽ không được bạn hấp thụ hết, vì nấu không đúng cách sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng. Thậm chí trong một số trường hợp còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Dùng gạo mốc nấu cơm
Mặc dù ít nhưng một số người vì tiếc vẫn giữ lại gạo mốc dùng và nghĩ rằng chỉ cần vo sạch, loại bỏ vết mốc đi vẫn dùng được.
Tuy nhiên điều đó cũng không diệt được nấm mốc trong hạt gạo. Gạo mốc là nơi sản sinh ra loại nấm Aspergilus, loại nấm này có độc tố aflatoxin. Aflatoxin là độc tố nguy hiểm năm 1993 được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận là chất gây ung thư loại 1. Đặc biệt loại độc tố này không dễ mất đi khi bị đun sôi dù đun sôi tới 1500 độ C. Nếu ăn gạo có độc tố aflatoxin lâu dài sẽ dẫn tới suy gan, thậm chí là ung thư gan.
2. Vo gạo quá kỹ hay ngâm gạo
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – nguyên Trưởng khoa Vi chất (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyên mọi người không nên vo gạo quá kỹ. Bởi trong gạo chủ yếu chứa vitamin nhóm B ((B1, B3, B6) và chất xơ. Lớp vỏ cám quanh gạo chứa nhiều chất xơ có thể thúc đẩy bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu. Do đó, nếu vo gạo quá kỹ sẽ làm mất chất xơ bên ngoài hạt gạo.
Hơn nữa, vitamin nhóm B có thể tan trong nước và phân bố trên bề mặt gạo, dễ bị trôi theo nước vo gạo và lượng vitamin B1 mất đi có thể lên tới 20% đến 60%.
Việc ngâm gạo trước khi nấu cũng tương tự, có thể làm mất đi một số vi chất dinh dưỡng hòa tan vào nước.
3. Không rửa sạch tay trước khi vo gạo
Trước khi chế biến bất cứ thực phẩm nào chúng ta đều được khuyên nên rửa tay sạch sẽ và khi nấu cơm cũng như vậy. Trước khi vo gạo bạn nên rửa sạch tay bởi trên bàn tay có thể ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu những vi khuẩn này xâm nhập vào thực phẩm chúng ta ăn có thể gây ảnh hưởng sức khỏe.
Vì thế chỉ một động tác rửa tay cũng giúp giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp, sởi, cúm A(H5N1, H1N1), MERS-CoV...
4. Dùng gạo trắng tinh nấu cơm
Hạt gạo trắng tinh trông có vẻ rất đẹp mã và mang cảm giác sạch sẽ nhưng chưa chắc đã ngon và bổ dưỡng. Bởi những hạt gạo quá trắng là do xay xát quá kỹ, điều này sẽ loại bỏ sạch sẽ lớp cám bên ngoài gạo chứ không ít dinh dưỡng.
Nguy hiểm khi một số loại gạo trắng tinh thực tế lại là gạo mốc được tẩy trắng bằng hóa chất. Nếu ăn phải loại gạo này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
5. Nấu cơm bằng nước lạnh
PGS Nguyễn Xuân Ninh cho biết, khi sử dụng nước lạnh để nấu cơm có thể khiến hạt gạo bị trương lên, do đó chất dinh dưỡng nở ra có thể tan vào nước. Dùng nước sôi để nấu cơm, lớp ngoài hạt gạo sẽ co lại tạo màng bảo vệ để hạt không nứt, vỡ, nhờ đó giữ được lượng vitamin B1 nhiều hơn mà ăn cơm cũng sẽ thấy dẻo hơn.
Những thói quen khi nấu cơm có thể tăng dinh dưỡng lại bổ toàn thân
1. Nấu cơm bằng nước trà
Hầu hết mọi người đều dùng nước máy, nước đã lọc hay khử trùng để nấu cơm. Nhưng có một loại nước dùng để nấu cơm còn bổ dưỡng hơn nhiều nhưng không phải ai cũng biết đó là nước trà (chè).
Trong sách "Bản thảo thập di" (Trung Quốc) ghi rằng "dùng trà lâu dài có thể làm cho cơ thể mảnh mai, giảm mỡ, trị bệnh". Nước trà có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng mạch máu, chống xơ vữa động mạch, hạ lipid máu, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư, chống phóng xạ, tốt cho tiêu hóa.
Còn gạo rất giàu vitamin B và vitamin E, có thể thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất, loại bỏ mệt mỏi, cải thiện khả năng miễn dịch.
Sự kết hợp của cả hai có thể thu được 5 tác dụng điển hình sau:
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Polyphenol trong trà có thể tăng cường khả năng phục hồi của các mao mạch và ngăn các thành mao mạch bị vỡ và chảy máu, ức chế quá trình xơ vữa động mạch.
- Ngăn ngừa khối u đường tiêu hóa: Chất polyphenol trong trà có thể ngăn chặn sự tổng hợp các nitrosamine gây ung thư trong cơ thể người, do đó ngăn ngừa các khối u đường tiêu hóa.
- Ngăn ngừa đột quỵ: Chất tanin trong trà có tác dụng ức chế sản sinh lipid peroxide (một trong những nguyên nhân gây đột quỵ) nên có tác dụng phòng chống đột quỵ.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Ttrong sách y học đời Đường “Bổ tỳ vị thuốc”, đã có ghi chép rằng thường nấu cơm với trà, khi ăn sẽ ăn giúp tiêu hóa và phân hủy chất béo hiệu quả.
- Phòng ngừa bệnh răng miệng: Florua có trong trà có thể tăng cường độ dẻo dai và khả năng kháng axit của răng và ngăn ngừa sự xuất hiện của sâu răng.
2. Thêm đỗ đen khi nấu cơm
Khi nấu cơm mọi người có thể thêm một chút đỗ đen, có thể giúp tăng cường bổ sung protein. Gạo trắng được nấu với đỗ đen có chứa chất anthocyanin, giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa.
Ngoài ra, đỗ đen có giá trị GI thấp khi nấu cùng với gạo trắng sẽ khiến giá trị GI tổng thể được hạ xuống và tăng cảm giác no, làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu. Đậu đen cũng có tác dụng bổ thận và có lợi cho lá lách. Ăn đỗ đen thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe của cơ thể.
3. Khi nấu thêm bột yến mạch
Yến mạch là thực phẩm ít đường nhưng giàu dinh dưỡng như vitamin B và kẽm có thể điều chỉnh quá trình chuyển hóa các loại đường và chất béo rất tốt, có lợi cho việc giảm cholesterol trong máu, hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, yến mạch cũng rất giàu chất xơ, cứ 100g bột yến mạch có khoảng 6g chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón,ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Thêm bột yến mạch khi nấu cơm không chỉ giúp tăng cường hương vị mà bổ sung chất mà gạo trắng còn thiếu như protein, chất xơ, khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Nó cũng giúp duy trì cân nặng và duy trì sự ổn định lượng đường trong máu.