Sau khi đi bơi, người phụ nữ suýt mất mạng chỉ vì chủ quan với dấu hiệu này

Ngày 29/04/2019 00:08 AM (GMT+7)

Một tháng trước, sau khi đi bơi, cô Từ bị ho, sốt nhiều lần. Sau khi đi khám, cô được chẩn đoán bị viêm cơ tim cấp. May mắn thay, sau khi trải qua điều trị ở Bệnh viện nhân dân thứ 3 quận Long Cương, thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) cô Từ đã được xuất viện vào ngày 22/4.

Cô Từ, 49 tuổi, sau khi bơi, cô Từ xuất hiện tình trạng ho, ho có đờm, thỉnh thoảng bị sốt, mặc dù cô Từ đã đến một phòng khám gần nhà, uống rất nhiều thuốc nhưng tình trạng không chuyển biến.

Vào tối ngày 20/3, cô Từ xuất hiện tình trạng đau bụng liên tục, cô được gia đình đưa đến Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân thứ 3 quận Long Cương, khi đến bệnh viện sắc mặt cô đã tái nhợt, rơi vào trạng thái bị sốc. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu khẩn cấp cho cô Từ và làm các bước kiểm tra phụ trợ. Sau khi hội chẩn tại Khoa tim mạch, các bác sĩ đã loại trừ các bệnh về đường tiêu hóa và ban đầu phán đoán cô Từ bị viêm cơ tim cấp.

Sau khi đi bơi, người phụ nữ suýt mất mạng chỉ vì chủ quan với dấu hiệu này - 1

Các bác sĩ chẩn đoán cô Từ bị viêm cơ tim cấp.

Cô Từ được nhận vào ICU lúc 1 giờ sáng ngày 21/3. Sau khi nhập viện, bệnh nhân bị sốc, rối loạn nhịp tim, bão hòa oxy thấp. Bác sĩ Cung Khang, trưởng Khoa ICU và bác sĩ Phó Cương, trưởng Khoa Tim mạch cùng nhau điều trị cho bệnh nhân, cô Từ được các bác sĩ tiến hành chống sốc, dùng thuốc chống rối loạn nhịp tim, đồng thời đặt ống nội khí quản thở máy…

Sau khi điều trị khẩn cấp, nhịp tim của cô Từ vẫn là 130-150 nhịp/phút, cần một liều thuốc tăng cường lớn hơn để duy trì huyết áp bình thường và rối loạn nhịp tim ác tính phát sinh trở lại. Một cuộc kiểm tra khẩn cấp về siêu âm màu tim cho thấy, toàn bộ trái tim của cô Từ có khả năng co bóp kém, tỷ lệ tống máu (EF) là 25-30% và tỷ lệ sống sót rất thấp. Tất cả các nhân viên y tế tham gia giải cứu đã theo dõi báo động giám sát điện và trải qua một đêm không ngủ.

Buổi sáng cùng ngày, tình trạng huyết áp của cô Từ khó duy trì bằng thuốc bình thường, thường xuyên bị rối loạn nhịp tim ác tính và suy giảm nghiêm trọng chức năng tâm thu của cơ tim, kèm theo suy thận cấp, chỉ có dùng ECMO điều trị mới có cơ hội sống sót. Bệnh viện nhân dân thứ 3 Long Cương đã lập tức gửi thư mời hội chẩn cho bên hợp tác kỹ thuật. Sau khi tập hợp được đẩy đủ các yếu tố, việc giải cứu nhanh chóng được thực hiện.

Vào lúc 12 giờ trưa, nhóm tham dự đã thực hiện thành công đặt ống thông động mạch đùi phải và tĩnh mạch đùi cho cô Từ, điều trị bằng ECMO và thay thế thận liên tục (CRRT) để giúp khắc phục những khó khăn của suy tuần hoàn và suy thận cấp. Sau sáu giờ theo dõi chặt chẽ, sau khi tất cả các chỉ số được cải thiện và các dấu hiệu quan trọng đã ổn định, cô Từ đã được chuyển phòng chăm sóc đặc biệt. Sau gần 1 tháng điều trị, tình trạng bệnh của cô Từ đã thuyên giảm, ngày 22/4 cô được xuất viện.

Cảnh giác với dấu hiệu viêm cơ tim cấp

Sau khi đi bơi, người phụ nữ suýt mất mạng chỉ vì chủ quan với dấu hiệu này - 2

Bác sĩ Phó Cương cho biết: Trong thời gian khởi phát bệnh, sẽ xuất hiện viêm cơ tim lan tỏa và phù cơ tim, làm suy giảm nghiêm trọng sự co bóp của cơ tim, thường đi kèm với rối loạn nhịp tim ác tính hoặc rối loạn nhịp tim chậm nghiêm trọng, dẫn đến suy tuần hoàn. Đợt cấp tính từ 12% đến 25% viêm cơ tim do virus được gọi là viêm cơ tim cấp. Nguyên nhân chính gây viêm cơ tim do virut là enterovirus, virut cúm, virut herpes,... Trước khi bệnh "bùng phát", rất khó để phân biệt với viêm cơ tim với bệnh nhiễm virus nói chung như cúm và viêm ruột.

Bác sĩ Phó Cương nhắc nhở: “Nếu xuất hiện nhiễm trùng đường tiểu như tiêu chảy, cúm hoặc nhiễm virus khác, kèm theo sốt liên tục, một khi bị đau ngực và có các triệu trứng đau tim khác, điều thứ nhất phải xem xét đến viêm cơ tim, kịp thời đến bệnh viện để chẩn đoán. Ngoài ra, không ít bệnh nhân ở giai đoạn đầu không xuất hiện triệu chứng đau ngực điển hình, rất dễ bị bỏ qua. Cô Từ khi phát bệnh chính là bị đau bụng dữ dội, trên lâm sàng rất dễ bị chẩn đoán nhầm”.

Những lưu ý đi bời vào mùa hè tránh rước bệnh truyền nhiễm

Không đi bơi trong vòng 14 ngày sau khi bạn bị tiêu chảy

Sau khi đi bơi, người phụ nữ suýt mất mạng chỉ vì chủ quan với dấu hiệu này - 3

Ký sinh trùng nguy hiểm nhất ở bể bơi có tên Cryptosporidium. Cryptosporidium có thể sống được đến 10 ngày trong nước clo. Chỉ cần một ngụm nước nhiễm ký sinh trùng, Cryto có thể làm cho một người khỏe mạnh bị bệnh lên đến 3 tuần. Nó có thể tồn tại trong cơ thể người trong nhiều tuần và gây ra các triệu chứng tiêu chảy xuất hiện trở lại sau khi hồi phục. Nó cũng có thể gây ra đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn dẫn đến mất nước. Vì vậy, đợi 2 tuần sau khi tiêu chảy khỏi hẳn thì mới nên tiếp tục bơi trở lại.

Tắm trước khi bơi

Đây là một trong những "chìa khóa quan trọng nhất" để tránh các loại vi khuẩn ô nhiễm tại các bể bơi công cộng. Đơn giản là vì khi bạn tắm, cơ thể được loại bỏ những vi khuẩn có hại, dễ lây lan cho những người khác. Hãy bảo vệ không chỉ chính bản thân bạn mà còn những người xung quanh.

Không uống nước trong bể bơi

Sau khi đi bơi, người phụ nữ suýt mất mạng chỉ vì chủ quan với dấu hiệu này - 4

Bể bơi là nơi chứa lượng vi khuẩn có hại nhiều đến mức mà bạn không thể tưởng tượng. Theo các chuyên gia sức khỏe, "trung bình người lớn uống phải 15ml nước mỗi lần bơi trong khi gấp đôi ở trẻ em". Vì vậy, không uống nước ở bể bơi giúp cơ thể thoát khỏi một số bệnh không mong muốn.


 

Chàng trai 17 tuổi bị viêm cơ tim nặng chỉ vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối
Khi nhìn thấy Tiểu Trương trên chiếc giường thứ 22 ở Khoa Nội tim của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đang nói chuyện với mẹ...
Hà Vũ (dịch theo kknews)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác