Hôn là cách để các cặp đôi thể hiện tình cảm với nhau. Tuy nhiên nụ hôn ngọt ngào ấy đôi khi lại cũng đem đến rắc rối cho bạn, thậm chí còn phải nhập viện.
Gần đây, chàng trai trẻ Xiaoshuang, 22 tuổi ở Trường Sa đột nhiên bị ốm, ớn lạnh, nôn, đau họng. Anh đã đến Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam khám. Bác sĩ Yuan Yanging đã hỏi chi tiết về lịch sử y tế và biết rằng Xiaoshuang không khỏe sau cuộc gặp với bạn gái một tuần trước.
Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ phát hiện ra Xiaoshuan còn bị sưng amidan và có dịch, các hạch bạch huyết bị phình to ở cổ, nách và háng, kèm theo lách to, cho thấy có sự nhiễm trùng rõ ràng trong cơ thể.
Để xác nhận thêm chẩn đoán, bác sĩ đã xét nghiệm máu cho chàng trai trẻ và nhận thấy rằng các tế bào lympho đã tăng đáng kể và kháng thể herpesvirus (EB) dương tính với bộ gen là DNA và phát hiện DNA của virus EB đã tăng lên. Kết luận của bác sĩ Yuan Yanging là Xiaoshuang đang mắc một căn bệnh gọi là tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, thường được gọi là "bệnh nụ hôn".
Hóa ra 1 tuần trước đó, Xiaoshuang đã gặp bạn gái và cả hai đã trao nhau những nụ hồn nồng nàn. Cô gái trẻ cũng bị đau họng và sưng amidan mấy ngày chưa khỏi. Bác sĩ nghi ngờ rất có khả năng bạn gái của Xiaoshuang cũng bị nhiễm virus EB nên yêu cầu Xiaoshuang khuyên bạn gái đi khám.
Bác sĩ Zeng Xiangbo, phó Khoa Hồi sức và Chăm sóc của Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam cho biết ba triệu chứng điển hình của bệnh nụ hôn là sốt, đau họng và sưng hạch bạch huyết. Nó chủ yếu lây truyền qua nước bọt. Bệnh này dễ lây nhiễm cho nhau khi cặp đôi tiếp xúc với nước bọt của nhau thông qua việc hôn.
Hiện tại, không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho căn bệnh này, nhưng cần lưu ý các cặp đôi khi hôn nhau sẽ tiếp xúc với nước bọt của đối phương, rất dễ lây bệnh lao, viêm gan virut, cúm, quai bị, giang mai, rubella, sốt ban đỏ và nhiều bệnh khác. Vì vậy, bác sĩ Zeng Xiangbo nhắc nhở các cặp vợ chồng không nên hôn nhau khi đang có bệnh trong người để tránh sự lây lan của bệnh.
Bệnh nụ hôn là gì?
EBV (Eptein Barr Virus) là một loại virus gây "bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn", còn có tên gọi "bệnh nụ hôn", theo đường lây bệnh từ người này qua người khác. EBV tìm thấy nhiều trong nước bọt, do đó đường lây nhiễm qua nụ hôn, dùng chung muỗng, chung dụng cụ vệ sinh cá nhân…
Mặc dù EBV không phải là loại virus quen thuộc nhưng có tới 90% dân số trên thế giới có thể bị nhiễm EBV trong đời mà không hề biết, vì chúng không biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng giống như cúm sau khi nhiễm EBV 4-6 tuần, thường ở người trẻ, nhẹ và thoáng qua. Triệu chứng như mệt mỏi, sốt, chán ăn, nổi mẩn, đau họng, đau cơ, nổi hạch cổ… thường tự hết sau 2-4 tuần. Tuy nhiên mệt mỏi có thể kéo dài vài tháng.
Một số bệnh hiếm gặp khác do EBV gây nên:
- Viêm tai, tiêu chảy.
- Hội chứng Guillain-Barre.
- Ung thư: Lymphôm Burkitt và ung thư vòm họng.
Bệnh bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩnkhông phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên biến chứng phổ biến nhất của bệnh này là tổn thương lá lách lại là một cấp cứu ngoại khoa khá nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyến cáo trẻ em hay người lớn mắc căn bệnh này nên tránh chơi thể thao trong vòng một tháng do chỉ một va chạm vào vị trí lách bị sưng cũng khiến nó bị tổn thương nặng hơn.
Các biến chứng khác bao gồm viêm gan, vàng da, sưng amidan. Nếu con bạn bị sưng đau họng đến mức khó thở, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, bệnh có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể như máu, hệ thần kinh trung ương hay tim. Đặc biệt căn bệnh này có thể rất nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng đối với trẻ bị suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS).