Sau khi nghe điện thoại của cô giáo, mẹ đón con về nhà mới phát hiện dấu hiệu lạ

Ngày 13/07/2018 00:08 AM (GMT+7)

Suốt mấy ngày ở nhà chăm con, chị Lâm nhận thấy con đi tiểu rất nhiều lại thường xuyên khát nước.

“Đừng tiêm nữa!” Cậu bé Tiểu Kiệt vừa nhìn thấy nữ ý tá cầm cây kim liền òa lên khóc nức nở. Tiểu Kiệt, 3 tuổi đến từ Phúc Kiến (Trung Quốc) bị mắc bệnh tiểu đường, một ngày cần phải tiêm 4 liều insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu đường huyết tăng lên quá cao, cậu bé có thể sẽ rơi vào hôn mê mà không hay biết.

Mẹ của Tiểu Kiệt, cô Lâm Hải Hà cho biết cách đây 1 tuần, cô bất ngờ nhận được cuộc gọi từ giáo viên mẫu giáo của con trai nói rằng Tiểu Kiệt liên tục đi vệ sinh ra quần. Thực tế, trẻ em 3 tuổi đôi khi đi tiểu không đúng chỗ không phải vấn đề lớn nhưng cô Lâm cảm thấy con trai có chút vấn đề. Lúc trước, cô thấy nước tiểu của con hơi đỏ sau khi ăn thanh long và hơi dính.

Sau khi nghe điện thoại của cô giáo, mẹ đón con về nhà mới phát hiện dấu hiệu lạ - 1

Cậu bé Tiểu Kiệt, 3 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường.

Cô Lâm quyết định không gửi con đến trường ít hôm để tự chăm con, trong những ngày này cô phát hiện thấy con trái thường xuyên khát nước và đi vệ sinh rất nhiều.

Vì lo ngại cho sức khỏe của con nên vợ chồng cô Lâm đã đưa Tiểu Kiệt tới bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ sau khi xét nghiệm nước tiểu và máu đã kết luận cậu bé Tiểu Kiệt bị mắc bệnh tiểu đường, phải điều trị ngay lập tức. Nghe tin con còn nhỏ đã mắc bệnh của người lớn, gia đình rất sốc. Chiều cùng ngày, vợ chồng cô Lâm đã nhanh chóng đưa con tới Bệnh viện Nhi Tô Đại Liên, bác sĩ sau khi thăm khám nhận đình tình trạng của cậu bé khá nghiêm trọng.

Hiện tại, mỗi ngày, Tiểu Kiệt phải tiêm 4 liều insulin và đo lượng đường trong máu thường xuyên. Cô Lâm rất lo lắng cho tương lai của cậu con trai út: “Thằng bé còn quá nhỏ khi phải chịu đựng những điều này. Với căn bệnh như vậy thì liệu tương lai chúng có thể làm gì?”

Sau khi nghe điện thoại của cô giáo, mẹ đón con về nhà mới phát hiện dấu hiệu lạ - 2

Tại sao trẻ em còn nhỏ đã bị tiểu đường?

Bác sĩ Thường Ba, Trưởng khoa Nội tiết tại Bệnh viên Nhi lý giải về nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ mắc tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ thường thuộc hai loại là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Thông thường, trẻ em hay mắc phải bệnh tiểu đường loại 1. Do các tế bào tuyến tụy bị phá hủy không sản xuất được insulin, người bị mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ phải chung sống bệnh suốt đời.

Bệnh tiểu đường loại 2 không giống như tiểu đường loại 1, người mắc bệnh vẫn sản xuất ra insulin nhưng các tế bào không tiếp nhận insulin. Bệnh tiểu đường loại 2 đôi khi được coi là căn bệnh lối sống bởi vì nguyên nhân gây bệnh có thể do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục. Ngoài ra yếu tố di truyền cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý:

1. Thường xuyên khát nước và tiểu nhiều

Đường tích tụ quá nhiều trong máu khiến thận phải làm việc tích cực để lọc và hấp thu lượng đường dư thừa. Khi thận không đủ khả năng hoạt động tốt thì đường dư trong máu sẽ được bài tiết thẳng vào nước tiểu, kéo theo nhiều dịch tế bào cũng bị kéo vào máu và thải ra ngoài cùng nước tiểu. Người mắc bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên hơn và có thể bị mất nước. Nếu càng uống nhiều nước để giải tỏa cơn khát thì lại càng đi tiểu nhiều hơn.

Sau khi nghe điện thoại của cô giáo, mẹ đón con về nhà mới phát hiện dấu hiệu lạ - 3

2. Hay đói

Trẻ mắc bệnh tiểu đường sẽ cảm thấy đói nhiều hơn, ngay cả sau khi ăn. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu insulin nên đường trong máu tuy cao nhưng đường trong tế bào vẫn bị thiếu hụt, khiến các mô cạn kiệt năng lượng.

3. Trẻ bị mệt mỏi

Trẻ nhỏ có thể thường xuyên mệt mỏi nếu mắc tiểu đường. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó có tình trạng thiếu nước do đi tiểu nhiều và các tế bào bị đói, cạn kiệt năng lượng, làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể.

4. Sụt cân đột ngột

Vì mất nhiều năng lượng do bị thải nhiều đường qua nước tiểu nên dù trẻ ăn nhiều nhưng vẫn luôn thấy đói. Các mô không nhận đủ năng lượng từ đường trong thức ăn nên cơ thể phải lấy năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy trước đó, dẫn tới giảm cân nhanh chóng.

Sau khi nghe điện thoại của cô giáo, mẹ đón con về nhà mới phát hiện dấu hiệu lạ - 4

5. Nhìn mờ

Lượng đường trong máu cao dẫn tới tình trạng rút dịch từ các mô, trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Điều này ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh tiêu cự của người bệnh. Nếu không được điều trị, tiểu đường có thể dẫn tới hình thành các mạch máu mới ở võng mạc, gây tổn thương các mạch máu ở đây. Ban đầu đa số bệnh nhân sẽ không gặp vấn đề về thị lực. Nhưng nếu phát hiện muộn, có thể dẫn tới mù lòa. 

Biểu hiện bệnh tiểu đường là gì? Làm sao để nhận biết
Thường xuyên khát nước và hay đi tiểu là một trong những biểu hiện bệnh tiểu đường. Khi có quá nhiều glucose (đường) trong máu, thì bạn sẽ có cảm giác...
Hoàng Dương (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường.