Sau khi uống lon nước, người đàn ông đột ngột suy thận, thủ phạm hóa ra rất quen thuộc

Ngày 16/06/2020 19:15 PM (GMT+7)

Theo Sohu đưa tin, một tài xế ở Thâm Quyến, Trung Quốc sau khi uống lon nước mua trong cửa hàng xuất hiện tình trạng sốt, nôn ói, dẫn đến suy thận.

Khi kiểm tra y tế, bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Hanta. Bác sĩ nghi ngờ con đường lây nhiễm về cơ bản có liên quan đến chuột và nghi ngờ rằng nắp đồ uống bị ô nhiễm bởi phân chuột.

Theo bác sĩ Vương Lệ, giám đốc Khoa thận của Bệnh viện nhân dân Long Hoa, Thâm Quyến cho biết, người tài xế này khi được chuyển đến khoa Thận đã bị sốt, nôn mửa 4 ngày, thiểu niệu 1 ngày, vùng da ở ngực, cổ phát đỏ, kết mạc sung huyết. Protein tiết niệu, nhiều cơ quan bị tổn thương và creatinine trong máu tiếp tục tăng lên tới 1025,9 mol​​/L, đã đạt đến mức urê huyết cấp tính. Sau nhiều lần điều trị lọc máu liên tục (CRRT), người tài xế đã cơ bản hồi phục.

Sau khi uống lon nước, người đàn ông đột ngột suy thận, thủ phạm hóa ra rất quen thuộc - 1

Vào tháng 6/2018, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện số 1 thành phố Nam Kinh cũng đã điều trị cho một trường hợp tương tự, người đàn ông sau khi uống đồ uống đóng chai cũng bị sốt xuất huyết do virus Hanta. Bệnh nhân than phiền, một giờ sau khi uống đồ uống đóng chai, đau nhức cơ bắp toàn thân, xuất hiện ớn lạnh, sốt, thân nhiệt cơ thể đạt 39,7 độ C, trước khi nhập viện 6 tiếng không thể đi tiểu. Sau đó bác sĩ tìm hiều kỹ càng và phát hiện có một con chuột ở nơi cất giữ đồ uống.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Hanta hay còn được gọi là sốt xuất huyết kèm theo suy thận do virus Hanta, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Hanta gây ra. Tình trạng này rất nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ chết vì suy thận cấp. Nó được phân loại là một bệnh truyền nhiễm loại B.

Sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta là gì?

Hantavirus là một virus lây lan chủ yếu bởi loài gặm nhấm (đặc biệt là chuột) và có thể gây ra các hội chứng khác nhau ở người bệnh. Sốt xuất huyết kèm theo suy thận do virus Hanta (HFRS) là một nhóm các bệnh tương tự về mặt lâm sàng gây ra bởi virus Hanta thuộc họ Bunyaviridae.

Những dấu hiệu và triệu chứng sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta là gì?

Các triệu chứng bệnh thường phát triển trong vòng 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với loài vật truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, các dấu hiệu có thể mất đến 8 tuần để phát triển.

Các triệu chứng ban đầu thường bắt đầu đột ngột, bao gồm đau đầu dữ dội, đau lưng và bụng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và mờ mắt.

Sau khi uống lon nước, người đàn ông đột ngột suy thận, thủ phạm hóa ra rất quen thuộc - 2

Người bệnh cũng có thể bị đỏ bừng mặt, viêm/đỏ mắt hoặc phát ban. Các triệu chứng tiếp theo có thể gồm huyết áp thấp, sốc cấp tính, rò rỉ mạch máu và suy thận cấp, có thể gây ra tình trạng ứ dịch trong cơ thể.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi tùy theo virus gây ra nhiễm trùng. Nhiễm virus Hanta và Dobrava thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, trong khi nhiễm virus Seoul, Saaremaa và Puumala thường gây ra các dấu hiệu với mức độ trung bình hơn. Quá trình phục hồi hoàn toàn có thể mất vài tuần hoặc vài tháng.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Virus Hanta thường cư trú ở các loài động vật gặm nhấm, đặc biệt là chuột. Các con đường chính lây nhiễm virus Hanta gồm:

- Tiếp xúc với các phân tử từ sản phẩm bài tiết của động vật gặm nhấm bị nhiễm bệnh, như nước tiểu, phân và nước bọt trong không khí.

- Tiếp xúc với bụi từ ổ các loài động vật gặm nhấm nhiễm bệnh.

- Nước tiểu hoặc các đồ vật có dính phân tử bài tiết của động vật nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, mắt, mũi hoặc miệng.

- Vết cắn từ động vật gặm nhấm nhiễm bệnh.

- Tiếp xúc với người bệnh (hiếm khi xảy ra).

Những ai có nguy cơ mắc phải?

Sau khi uống lon nước, người đàn ông đột ngột suy thận, thủ phạm hóa ra rất quen thuộc - 3

Theo báo cáo, bệnh thường xuất hiện ở người trên 15 tuổi, đặc biệt là người trong độ tuổi từ 20-60. Ở trẻ em dưới 15 tuổi, các triệu chứng bệnh thường nhẹ và cận lâm sàng.

Những phương pháp nào giúp điều trị sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta?

Liệu pháp hỗ trợ là phương pháp chính giúp điều trị bệnh nhân bị nhiễm virus Hanta, gồm bổ sung đủ dịch và chất điện giải (như natri, kali…), duy trì mức oxy và huyết áp chính xác, điều trị đúng cách cho các bệnh nhiễm trùng thứ cấp.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị lọc máu để điều trị tình trạng ứ nước  nghiêm trọng. Ngoài ra, trong giai đoạn rất sớm của bệnh, bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch ribavirin để giảm nguy cơ tử vong và mắc các bệnh lý khác.

Làm thế nào để phòng ngừa sốt xuất huyết kèm suy thận do virus Hanta?

Một số biện pháp có thể giúp phòng ngừa bệnh nhiễm virus Hanta này như:

- Tránh đến thăm hoặc sống ở những nơi có vệ sinh môi trường kém.

- Không tiếp xúc với loài gặm nhấm hoặc phân bài tiết của chúng.

- Không ngồi hoặc nghỉ ngơi trên đồng cỏ.

- Khi cắm trại, chọn các địa điểm thoáng và khô ráo để giảm nguy cơ tiếp xúc với các loài động vật gặm nhấm.

Hantavirus khiến một người tử vong ở Trung Quốc là gì và có nguy cơ thành dịch không?
Một trường hợp nhiễm hantavirus được báo cáo ở Trung Quốc trong bối cảnh diễn ra đại dịch COVID-19 đang thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác