Sự thật về những thực phẩm thừa sau Tết không được hâm nóng vì gây hại sức khỏe

Ngày 29/01/2020 09:30 AM (GMT+7)

Có thông tin cho rằng, cơm nguội, rau lá xanh, thịt gà… không được hâm nóng lần thứ 2, bằng không sẽ sản sinh ra nhiều chất gây ung thư, vậy những điều này có đúng không?

1. Cơm nguội sau khi hâm nóng có thể dẫn đến ung thư?

Sự thật về những thực phẩm thừa sau Tết không được hâm nóng vì gây hại sức khỏe - 1

Có thông tin cho rằng, cơm để ở nhiệt độ phòng rất dễ sản sinh vi khuẩn, theo thời gian, những vi khuẩn này có thể tạo ra nhiều độc tố khác nhau, sẽ gây ra "ngộ độc thực phẩm”, làm tăng nguy cơ tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác. Việc hâm nóng cơm nguội cũng có thể gây ung thư.

Mặc dù vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản, nhưng cơm nguội hâm nóng không liên quan trực tiếp đến ung thư, chỉ là hâm nóng không loại bỏ được vi khuẩn trong thực phẩm. Nếu cơm nguội bảo quản tốt hâm nóng lại ăn không gây hại cho sức khoẻ.

2. Các loại rau xanh như cần tây, rau bina, nấm cũng có thể tạo ra chất gây ung thư sau khi hâm nóng?

Đây cũng là một trong những thông tin được nhiều người nhắc đến, lý do là vì “trong rau cần tây, rau bina, và nấm có chứa nitrat, sau khi đun nóng lần thứ 2, nitrat sẽ được chuyển đổi thành nitrite. Điều này có thể gây ra mối đe dọa gây ung thư cho cơ thể”.

Mặc dù có sự tồn tại của các chất nitrat và nitrit trong quá trình này, nhưng sự tồn tại không vượt quá mức cho phép. Khi nói về vai trò và độc tính của một chất đều cần phải nói đến “liều lượng”, nếu đánh giá mà bỏ liều lượng sang một bên thì không khoa học.

Sự thật về những thực phẩm thừa sau Tết không được hâm nóng vì gây hại sức khỏe - 2

Nitrite là một chất phổ biến trong cuộc sống và nó cũng là loại "hợp chất chứa nitơ" phổ biến nhất trong tự nhiên. Với sự tồn tại ở lượng nhỏ nó không quá khủng khiếp, thực tế trong tất cả thực vật đều tồn tại lượng nitrat và nitrite nhất định, chỉ là hàm lượng sẽ thay đổi theo phương thức trồng, theo loại rau và cách chúng được bảo quản sau khi thu hoạch.

Lý do cho sự hiện diện của nitrite trong rau chủ yếu là do sử dụng phân đạm trong toàn bộ quá trình trồng rau. Bằng cách này, chắc chắn các chất nitrite sẽ có mặt, ngoài ra, các chất enzyme có trong chính loại rau sẽ khử nitrat biến đổi thành nitrit. Sau khi cây được thu hoạch, sự cân bằng giữa nitrat và nitrite bị phá vỡ và reductase được giải phóng, và hàm lượng nitrat có trong nó sẽ được chuyển đổi thành nitrite nhiều hơn. Bởi vì điều này, kiến nghị mọi người nên ăn rau quả tươi (do hàm lượng nitrite trong rau quả tươi thấp).

Sự biến đổi phản ứng này (nitrate sang nitrite) không liên quan gì đến việc hâm nóng thức ăn, cũng chính là nói rằng, thực phẩm hâm nóng lần 2 không phải là tác nhân gây ung thư.

3. Thịt gà sau khi hâm nóng lần 2 có thể gây ung thư?

Sự thật về những thực phẩm thừa sau Tết không được hâm nóng vì gây hại sức khỏe - 3

Thịt gà là loại thịt tốt cho sức khỏe, giàu protein, ít chất béo và hương vị thơm ngon, cũng có tin tức cho rằng: thị gà sau khi hâm nóng lần 2 cũng có nguy cơ gây ung thư, nguyên nhân chủ yếu là do protein có trong thịt gà sẽ tạo ra các sản phẩm thoái hóa protein sau khi bảo quản và các chất này có thể gây hại cho gan và thận, và thậm chí gây nguy hiểm gây ung thư.

Tuy nhiên, thực tế không quá đáng sợ. Các sản phẩm thoái hóa protein chỉ là axit amin và peptide, hai chất này không có cái gọi là "gây tổn thương gan và thận". Hơn nữa, "quá trình phân hủy protein" đòi hỏi nhiều điều kiện để hỗ trợ nó. Thịt đã được nấu chín, như thịt gà, hầu như không chứa vi sinh vật như vi khuẩn. Thực tế, các phản ứng có hại rất khó xảy ra.

4. Có thể hâm nóng sữa, bắp cải, khoai tây và các thực phẩm khác không?

Sự thật về những thực phẩm thừa sau Tết không được hâm nóng vì gây hại sức khỏe - 4

Một số thực phẩm thường ăn nhất trong cuộc sống hàng ngày như "khoai tây, bắp cải và sữa và các thực phẩm khác sau khi hâm nóng sẽ mất phần lớn dinh dưỡng", thực tế, đây cũng là một tin đồn không có cơ sở xác đáng.

Để xem xét vấn đề này một cách công bằng, khi hâm nóng chất dinh dưỡng trong thực phẩm cũng sẽ bị phá vỡ ở mức độ nhất định, mức độ phá vỡ và tổn hại chủ yếu là do nhiệt độ hâm nóng và thời gian hâm nóng, nhưng nhiệt độ nấu ăn trong các gia đình hiện nay không phải là quá cao, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm không quá nhạy cảm như mọi gười nghĩ. Hâm nóng có thể làm mất chất dinh dưỡng, nhưng không phải là mất lượng lớn.

Xử lý thức ăn thừa một cách khoa học

- Bảo quản thức ăn thừa trong hộp thủy tinh, đậy nắp kín và lưu trữ trong tủ lạnh. Chú ý nên để thức ăn thừa vào khu vực có nhiệt độ thấp trong tủ lạnh để trì hoãn sự tăng sinh của vi khuẩn.

- Kiến nghị có thể để thừa thịt, không nên để thừa rau, bởi ảnh hưởng của thịt đối với sức khỏe ít hơn so với rau.

- Trước khi ăn thức ăn thừa, bạn cần phải hâm nóng qua lửa, không chỉ phục hồi hương vị và kết cấu của thực phẩm mà còn tránh được nhiều vấn đề an toàn thực phẩm.

- Mặc dù có thể ăn thực phẩm thừa, nhưng kiến nghị không nên thực phẩm thừa thường xuyên.

- Không hâm nóng thứa ăn thừa nhiều lần, bởi sẽ làm giảm hương vị món ăn, dinh dưỡng tổn thất, và các vấn đề như nitrit.

Cứ tưởng thức ăn qua đêm hại vì có chất gây ung thư nhưng đây mới là thứ gây hại
Nhiều người nghĩ rằng thức ăn để qua đêm không nên ăn bởi nó sản sinh ra nhiều nitrite, có thể gây ung thư. Tuy nhiên thực tế có phải như vậy?
Hà Vũ (dịch theo QQ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe