Sự thật về tin đồn nước chấm xì dầu "vạn nhà mê" dễ gây ung thư

Ngày 28/05/2022 18:55 PM (GMT+7)

Nước tương (xì dầu) là gia vị phổ biến trong hầu hết các gia đình Việt Nam. Liệu nó có tốt cho sức khỏe?

Xì dầu (hay còn gọi là nước tương) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thành phần chính của xì dầu là đậu nành, lúa mì, muối và chất lên men. Phương pháp làm ra xì dầu là lên men đậu nành, lúa mì bằng muối và chất lên men. Sau đó, để hỗn hợp lên men trong một thời gian và thanh trùng trước khi đóng chai. Bên cạnh phương pháp sản xuất truyền thống, xì dầu còn có thể được sản xuất bằng phương pháp thủy phân axit. Trong xì dầu có các thành phần dưỡng chất như calo, protein, chất béo, carbonhydrate, natri... 

Ăn quá nhiều xì dầu có hại cho cơ thể con người không?

Nhiều nguồn tin nói ăn xì dầu có thể gây ung thư. Thực tế, nguy cơ gây ung thư khi ăn xì dầu bắt nguồn từ chất tạo màu caramel trong món gia vị này. Trong sản xuất công nghiệp, hầu hết các màu caramel được sản xuất bằng phương pháp thêm amoniac - chất chứa 4-methylimidazole có thể gây hại cho sức khỏe. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định rằng 4-methylimidazole là chất gây ung thư nhóm 2B.  

Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc/Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra, lượng nước tương chúng ta tiêu thụ nói chung sẽ không gây ra các vấn đề sức khỏe cho cơ thể con người. Tương tự, Văn phòng Đánh giá Nguy cơ Môi trường California tính toán, nếu một người tiêu thụ 16 microgam 4-methylimidazole mỗi ngày, nguy cơ phát triển ung thư của người đó chỉ tăng 1/100.000. Do đó, ăn một lượng nước tương bình thường mỗi ngày không đe dọa đến sức khỏe.

Ăn xì dầu có hại cho cơ thể hay không? (Ảnh minh họa).

Ăn xì dầu có hại cho cơ thể hay không? (Ảnh minh họa). 

Quy định của nhiều quốc gia châu Á, ví dụ Trung Quốc, chỉ rõ, hàm lượng 4-methylimidazole trong màu caramel được tạo ra bằng phương pháp bổ sung amoniac không được vượt quá 200 mg. Trong khi đó, hàm lượng 4-methylimidazole được phát hiện trong nước tương tương đối nhỏ so với giá trị giới hạn là 200 mg. 

Ngoài ra, cần lưu ý, hàm lượng màu caramel của nước tương đậm nhiều hơn so với nước tương nhạt. Trong năm 2017, 21 loại nước tương đã được kiểm định chất lượng, 11 loại nước tương được phát hiện có chứa vi lượng 4-methylimidazole. Trong số đó, hàm lượng 4-methylimidazole của nước tương đen cao hơn đáng kể so với nước tương dành cho trẻ em và nước tương màu nhạt. Do đó, để an toàn, không nên ăn tương màu đen thẫm, nên chọn tương màu nhạt là tốt nhất. 

Ăn xì dầu hại thận?

Theo các chuyên gia về sức khỏe, xì dầu quả thực chứa một lượng muối nhất định. Ăn quá nhiều xì dầu có thể dẫn đến việc cơ thể dung nạp quá nhiều muối, gây hại cho thể chất. Theo "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc" phát hành năm 2016, mỗi người nên ăn không quá 6 g muối mỗi ngày. Trong khi đó, 100 ml nước tương thường chứa khoảng 18 g muối. Nghĩa là, ăn trung bình sáu muỗng cà phê nước tương mỗi ngày sẽ chạm mốc lượng muối khuyến nghị hàng ngày. Do đó, nếu bạn ăn trong khuyến nghị này thì không có vấn đề gì phải lo lắng. 

Tại sao không nên ăn bánh mỳ trứng ốp la kèm xì dầu?
Nhiều người thích ăn bánh mỳ trứng ốp la kèm với xì dầu để ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên việc chế biến món bánh mì trứng ốp la ăn kèm xì dầu cũng được...

Theo Thùy Linh (Dịch từ QQ)  
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe