Nếu bị đau đầu dữ dội, mũi thường xuyên ngửi thấy mùi hôi thối, tuyệt đối không được chủ quan, nhất định phải nhanh chóng đến bệnh viện để tìm nguyên nhân.
Bác sĩ y khoa gia đình Trần Bách Thần chia sẻ với Ettoday, phòng khám của ông đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 30 tuổi – Tiểu Vương phàn nàn rằng, phần trung tâm của đầu thường đau đến mức không chịu nổi. Mỗi lần đau đầu Tiểu Vương thường đến hiệu thuốc mua thuốc giảm đau, còn có suy nghĩ uống thuốc đến khi nào thuốc không có hiệu quả mới tìm gặp bác sĩ.
Ngoài ra, Tiểu Vương còn có một triệu chứng kỳ lạ khác, anh ta thường xuyên ngửi thấy mùi hôi thối ở người ngồi bên cạnh. Chính những lời phàn nàn của Tiểu Vương với đồng nghiệp, cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ. Sau đó, Tiểu Vương mới đến bệnh viện để khám.
Tiểu Vương thường xuyên ngửi thấy mùi hôi thối từ người xung quanh.
Bác sĩ Trần Bách Thần vì muốn tìm nguyên nhân gây đau đầu của Tiểu Vương, bác sĩ đã sắp xếp cho anh ta chụp X quang, phát hiện chẩn đoán Tiểu Vương bị “viêm mũi có mủ”, chính là khoang mũi bị viêm, vị trí nằm ở hốc chính giữa 2 mắt, vì phát viêm có mủ nên phát ra mùi hôi thối. Do đó người bệnh “ngửi thấy mùi hôi thối của bản thân, lại hoài nghi rằng đó là mùi hôi của người khác”.
Sau khi Tiểu Vương phát hiện mùi hôi thối là do từ bản thân mình, anh đã vô cùng xấu hổ. Sau khi chuyển sang Khoa Tai mũi họng để dẫn lưu (dùng phẫu thuật để dẫn mủ và dịch trong cơ thể ra ngoài), lúc này vấn đề mới được giải quyết.
Bác sĩ Trần Bách Thần tiết lộ nguyên nhân Tiểu Vương đau đầu, ngửi thấy mùi hôi là do bị viêm mũi có mủ
Thế nào là viêm mũi có mủ?
Viêm mũi mủ là tình trạng sung huyết đỏ ở niêm mạc mũi, mủ mũi sẽ tiết ra nhiều chất nhờn, có thể chất nhờn đặc đi lẫn với mủ vàng xanh và có mùi hôi thối. Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh do đó cần nhận biết sớm để có thể xử lý kịp thời.
Nguyên nhân dẫn tới viêm mũi có mủ?
- Nhiễm khuẩn do viêm mũi, viêm họng cấp không được điều trị kịp thời, hoặc sau khi bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp.
- Do các chấn thương cơ học, xuất huyết, và các thương tổn niêm mạc, các áp lực gây phù nề mũi
- Tiếp xúc môi trường độ ẩm cao, hơi khí hóa chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh được chú ý.
- Do nhét bấc mũi lâu, làm lệch vách ngăn gây tình trạng ứ tắc xuất tiết xoang
- Do đang gặp các bệnh lý đái tháo đường, suy nhược cơ thể….
Triệu chứng của viêm mũi có mủ?
- Người cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ nhưng có một vài trường hợp nhất là ở trẻ em sẽ sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ.
- Đau vùng mặt và thường đau khi về sáng do đêm bị ứ đọng dịch mủ, đau thành từng cơn gây nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu.
- Có thể bị ngạt, tắc 1 hoặc cả 2 bên mũi, từng lúc hoặc tắc liên tục.
- Nước mũi chảy ra có màu vàng đục, có mùi hôi. Khi xì mạnh gây đau và có lẫn một ít máu.
- Khi ấn ngón tay trước xoang gây đau
- Khi khám thấy cuốn mũi dưới dương to, niêm mạc mũi nề đỏ, cưới mũi giữa nề, khe giữa thấy mủ đọng.
- Xoang có ngấn mủ ứ đọng, xoang bị mờ.
Biện pháp phòng ngừa?
- Cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng, giúp cho việc điều trị cũng như phòng tránh tái bệnh được tốt hơn
- Trời lạnh, hay giao mùa, chuyển mùa cần phải giữ ấm cho cơ thể, tránh nhiễm lạnh và hít phải khí lạnh, chảy nước mũi, cảm lạnh
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh vi khuẩn ẩm mốc cũng như vi trùng khói bụi ẩm thấp.
- Khi ra ngoài đường cần phải đeo khẩu trang, tránh khói bụi.
- Sinh hoạt cần chú ý tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý.
- Thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.
- Loại bỏ sử dụng những chất kích thích, gây nghiện có hại cho sức khỏe.
Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý khi tiếp xúc nơi công cộng bên ngoài hoặc môi trường ô nhiễm.