Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm xoang mãn tính là nhiễm trùng, sẹo vách ngăn mũi hoặc polyp mũi. Cần tìm hiểu thật kĩ căn bệnh này trước khi chữa trị để tránh những sai lầm đáng tiếc.
Viêm xoang mãn tính được xem là một căn bệnh phổ biến đối với những người trung hoặc cao tuổi. Phòng ngừa là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
Viêm xoang mãn tính là bệnh gì?
Viêm xoang mãn tính khiến cho người bệnh khó có thể thở bằng mũi, khu vực xung quanh mắt và khuôn mặt có thể cảm thấy bị sưng và có thể còn có cơn đau nhói mặt hay đau đầu.
Khi các lỗ xoang (khoảng trống) trong mũi bạn bị viêm và sưng lên trong suốt một thời gian dài trong khoảng 8 đến 12 tuần tức là bạn đã mắc bệnh viêm xoang mạn tính. Chính những lỗ xoang bị sung này sẽ chặn lại dòng chảy của các chất dịch, làm tích tụ mủ trong mũi, khiến người bệnh khó thở, suy giảm thính lực, ho, chảy nước mũi hay sưng đau mặt và khu vực quanh mắt.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là nhiễm trùng, sẹo vách ngăn mũi hoặc polyp mũi.
Nguyên nhân do đâu?
Một số nguyên nhân khiến viêm xoang ở mức mãn tính bao gồm:
- Polyp mũi gây tắc nghẽn xoang, làm môi trường trong mũi trở nên bí tắc và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm;
- Tắc nghẽn đường thoát lưu dịch mũi do lệch vách ngăn mũi;
- Biến chứng gây tắc mũi của các bệnh như xơ nang, trào ngược dạ dày, HIV, …;
- Vi khuẩn, vi rút hay nấm gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp;
- Di ứng như sốt mùa, sốt cỏ khô làm tắc nghẽn đường thoát lưu dịch;
- Những khối u bướu thịt chặn đường hô hấp hoặc xoang;
- Mặt bị chấn thương, gây tích tụ dịch hoặc viêm nhiễm các vết thương;
Triệu chứng khi viêm xoang đã thành mãn tính
Viêm xoang mãn tính có những triệu chứng rất đặc trưng, vậy nên khả năng phát hiện bệnh là rất cao và có thể tự chẩn đoán được. Một số dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này là:
- Nước mũi màu vàng hoặc xanh;
- Tắc mũi, khó thở;
- Sưng đau khu vực mắt, má, tai, mũi hoặc trán;
- Đau nhức khu vực hàm trên và răng;
- Suy giảm thính giác và vị giác;
- Ho dai dẳng và ho nhiều về đêm;
- Thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là buồn nôn.
Bạn đọc cần lưu ý rằng, triệu chứng của bệnh viêm xoang này và viêm xoang cấp tính rất giống nhau, chỉ trừ việc viêm xoang cấp tính có thêm dấu hiệu của sốt.
Tùy vào tình trạng bệnh mà các dấu hiệu có thể thay đổi khác nhau.
Phương pháp điều trị
Bằng Đông y
- Xông dầu khuynh diệp
- Sử dụng thuốc nam với kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sinh địa, huyền sâm, hoàng cầm, đàn bì, mạch môn, tân di, hà thủ ô.
- Sử dụng gừng, tỏi và mật ong.
Bằng Tây y
- Nội soi mũi: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xoang bằng các ống mềm gắn đèn led được đưa vào sâu trong mũi.
- Xét nghiệm hình ảnh: Bằng phương pháp chụp CT hoặc MRI, bác sĩ có thể thấy rõ tình trạng xoang lúc bấy giờ.
- Cấy mũi xoang;
- Kiểm tra dị ứng;
Phòng ngừa bệnh viêm xoang mãn tính
Viêm xoang mãn tính cần được phòng ngừa từ sớm bởi khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất thấp. Các phương pháp ngăn chặn khả năng mắc bệnh bạn có thể tham khảo và dễ áp dụng tại gia là:
- Nghỉ ngơi có chừng mực, không làm việc quá sức, tránh suy giảm hệ miễn dịch.
- Ăn nhiều trái cây và bổ sung nhiều nước, bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn có hại.
- Hạn chế uống thức uống chứa caffeine hoặc cồn vì chúng khiến niêm mạc lót xoang dễ bị sung.
- Xông hơi không chỉ giúp bạn thư thái hơn mà còn giữ ẩm cho mũi rất tốt.
- Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lí hằng ngày.