Ngải cứu được coi là một cây thuốc quen thuộc trong đối với người Việt Nam. Ngải cứu có nguồn gốc từ châu Á và Bắc Mỹ, được tìm thấy trên khắp các vùng đồi núi của Ấn Độ. Tác dụng của ngải cứu là sử dụng làm thuốc và được chế biến trong các món ăn.
Ngải cứu được coi là một cây thuốc quen thuộc trong đối với người Việt Nam. Ngải cứu có nguồn gốc từ châu Á và Bắc Mỹ, được tìm thấy trên khắp các vùng đồi núi của Ấn Độ. Ngải cứu thường được sử dụng làm thuốc và được chế biến trong các món ăn.
Ngải cứu là một loại thảo dược có tiềm năng chống ung thư, được sử dụng để điều trị các bệnh về da, táo bón, bệnh gan và các bệnh về cơ bắp thần kinh, xương khớp, các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một loại thuốc dân gian với phụ nữ có kinh nguyệt không đều, ký sinh trùng đường ruột, nôn mửa, khó tiêu, loét dạ dày, động kinh, co giật, bỏng,...
Một số sản phẩm mỹ phẩm, công thức chăm sóc da, nước hoa, xà phòng, nến và hương tinh dầu cũng sử dụng ngải cứu. Ngoài ra, ngải cứu cũng được sử dụng rộng rãi trong liệu pháp mùi hương.
Trong Đông y, ngải cứu được biết đến là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc chữa trị nhiều chứng bệnh.
Tác dụng của ngải cứu
Ngải cứu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một loại thuốc. Những phương thuốc truyền thống đã trải qua nghiên cứu khoa học và kết quả đã được kết luận rằng loại thảo mộc này có rất nhiều lợi ích y tế. Dưới đây là một số tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe con người.
1. Tác dụng của ngải cứu với tiêu hóa
Ngải cứu được coi là một chất kích thích tiêu hóa tuyệt vời có thể được sử dụng trước và sau khi ăn quá nhiều để giảm bớt đầy hơi, khó tiêu. Tinh dầu được tìm thấy trong ngải cứu khá hiệu quả trong việc đối phó với các chứng rối loạn tiêu hóa có thể được gây ra bởi một dòng chảy bất thường của dịch tiêu hóa dạ dày hoặc do nhiễm trùng vi khuẩn.
Thảo mộc này có các đặc tính y học độc đáo tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa thông qua việc điều chỉnh hoặc kích thích dòng chảy của dịch tiêu hóa đồng thời ức chế tất cả các nguy cơ nhiễm vi khuẩn được phát hiện trong dạ dày và ruột.
2. Tác dụng của ngải cứu với việc làm thư giãn tinh thần
Ngải cứu thường được sử dụng cho mục đích làm dịu hệ thần kinh giúp tinh thần thư giãn. Đây là một trong những loại thảo dược chính mà người ta có thể sử dụng trong trường hợp bị kích động hoặc động kinh.
3. Tác dụng của ngải cứu với ngược ngôi thai
Với phụ nữ mang thai, em bé sẽ tự nhiên di chuyển đầu về phía cổ tử cung để sẵn sàng cho việc sinh nở. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể bị đau bụng dữ dội khi sinh, là bởi em bé vẫn ở vị trí ban đầu được gọi là ngược ngôi thai. Trường hợp này có thể gây khó khăn trong việc sinh đẻ và tăng nguy cơ cho cả mẹ và con.
Trong trường hợp như vậy, chị em có thể sử dụng ngải cứu. Lá ngải cứu được làm thành một cây gậy ngắn và đốt trên các huyệt đạo. Các que ngắn giúp giải phóng năng lượng và cải thiện lưu thông máu. Thông qua đó, giúp đảo ngược thai nhi và giúp em bé chuẩn bị cho việc sinh nở dễ dàng chuẩn theo tự nhiên.
4. Tác dụng của ngải cứu với giấc ngủ
Ngải cứu được sử dụng như một thành phần chính trong gối ngủ nhằm mục đích mang lại những giấc mơ tốt hơn cho người gặp vấn đề khó ngủ. Các đặc tính an thần nhẹ của ngải cứu giúp ngủ ngon và sâu hơn ở những người bị mất ngủ.
5. Tác dụng của ngải cứu với phụ nữ
Ngải cứu là loại thảo mộc có tác dụng đối với hệ thống sinh sản nữ và là một chất kích thích tử cung hiệu quả. Vì vậy ngải cứu có thể giúp khởi động lại kinh nguyệt bị trì hoãn và giúp khôi phục chu kỳ hằng tháng tự nhiên (tác dụng điều kinh). Thảo dược này bao gồm các đặc tính độc đáo có thể giúp duy trì sự co bóp của tử cung đồng thời kích thích sản xuất các hormone thiết yếu chịu trách nhiệm hỗ trợ hoạt động bình thường của tử cung.
Ngải cứu cũng có thể chữa một cách hiệu quả tất cả các vấn đề khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và đau bụng làm cho quá trình giảm bớt đau đớn và căng thẳng. Phụ nữ cũng có thể sử dụng ngải cứu để tránh mãn kinh sớm. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng phương thuốc thảo dược này vì nó có thể làm tăng sảy thai do khả năng can thiệp vào chu kỳ kinh nguyệt.
6. Sở hữu đặc tính lợi tiểu
Ngải cứu được biết là có hiệu quả trong việc loại bỏ lượng muối dư thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến việc kích thích đi tiểu để loại bỏ các chất gây hại ra khỏi cơ thể.
7. Tác dụng của ngải cứu trong điều trị giun
Ngải cứu có thể trị giun hiệu quả. Nó có thể giết chết sán dây, giun tròn và đẩy chúng ra ngoài cơ thể.
Chườm ngải cứu có tác dụng gì?
Trong Đông y, ngải cứu là một vị thuốc có tác dụng trừ phong thấp, hoạt huyết, trừ phong và an thai... Ngải cứu được nhiều người tin dùng nhằm điều trị đau xương khớp bởi nó có chứa chất tanin. Ngải cứu còn được kết hợp với muối để chườm nóng.
Chườm ngải cứu có tác dụng giảm đau xương khớp do thận tạng yếu, ứ tắc khí huyết, phong hàn… Chườm nóng ngải cứu kết hợp với muối tại chỗ giúp khí huyết lưu thông, tạo sự tuần hoàn, giảm tắc ứ gây đau xương khớp.
Ngoài ra, chườm ngải cứu có tác dụng trừ phong, giảm đau, giảm tê bì chân tay. Ngải cứu kích thích sản sinh chất dịch khớp giúp di chuyển tốt hơn.
Tác dụng của ngải cứu với da
Ngoài tác dụng với sức khỏe, ngải cứu còn có nhiều tác dụng làm đẹp, đặc biệt là tác dụng của ngải cứu với da. Ngải cứu giúp làm mềm và giữ ẩm cho da khô. Với da dầu, ngải cứu có tác dụng loại trừ cặn bã nhờn trên da mặt, làm sạch da.
Ngải cứu có chứa tanin có tác dụng ngăn ngừa các mụn, vết chàm, mụn nước và viêm da. Với trẻ nhỏ, ngải cứu còn chữa rôm sảy.
Bên cạnh đó, ngải cứu giúp tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường trao đổi chất, giúp làn da hồng hào, vết thương mau lành.
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Một trong những cách sử dụng ngải cứu đơn giản là uống nước ngải cứu tươi. Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chữa rối loạn kinh nguyệt, đau thần kinh tọa, đau xương khớp, viêm họng, cảm cúm…
Tuy nhiên nước ngải cứu hơi khó uống vì có vị rất đắng, mùi nồng nhưng có khả năng chữa bệnh hiệu quả.
Lá ngải cứu có tác dụng gì với bà bầu?
Trong thai kỳ, bà bầu sử dụng ngải cứu với liều lượng hợp lý sẽ giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm đau bụng, giảm nôn mửa... Ngải cứu còn được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hoặc liên tục sảy thai.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu không nên ăn ngải cứu nhưng chị em vẫn cần thận trọng. Trong 3 tháng đầu không nên lạm dụng ngải cứu. Nếu sử dụng quá nhiều, ngải cứu có thể gây ra máu, co thắt tử cung, sảy thai.
Nếu có ý định sử dụng ngải cứu, chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Nguồn thông tin: Mugwort health benefits - đăng tải trên trang tin y tế Health Benefit Times. Xuất bản ngày 20/3/2019. |