Tác dụng của nhân sâm và ai không nên dùng nhân sâm

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 19/07/2021 16:21 PM (GMT+7)

Nhân sâm bổ và có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng.

Nhân sâm đã được sử dụng trong y học cổ truyền suốt nhiều thế kỷ. Hiện nay, trên thị trường nhân sâm được bán rất nhiều với đủ các loại như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, trà sâm...

Có nhiều loại nhân sâm nhưng phổ biến nhất là nhân sâm Mỹ và nhân sâm châu Á. Nhân sâm Mỹ và Châu Á khác nhau về nồng độ các hợp chất và tác dụng đối với cơ thể. Người ta tin rằng nhân sâm Mỹ có tác dụng thư giãn, trong khi loại nhân sâm châu Á có tác dụng tăng cường sinh lực.

Nhân sâm có chứa hai hợp chất quan trọng: ginsenosides và gintonin. Các hợp chất này bổ sung cho nhau để mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Tác dụng của nhân sâm và ai không nên dùng nhân sâm - 1

Tác dụng của nhân sâm

Tăng năng lượng

Nhân sâm có thể giúp kích thích hoạt động thể chất và tinh thần ở những người cảm thấy yếu và mệt mỏi. Một nghiên cứu thực hiện với 21 đàn ông và 69 phụ nữ cho thấy nhân sâm giúp mọi người đối phó với chứng mệt mỏi mãn tính.

Một nghiên cứu năm 2014 tiến hành với những người đang điều trị ung thư nhận thấy nhân sâm giúp giảm mệt mỏi do ung thư. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ghi nhận tác dụng tăng cường sinh lực của nhân sâm ở những người đang điều trị. Nhân sâm không cho thấy những cải thiện đáng kể ở những người đã điều trị xong ung thư.

Tăng tư duy, nhận thức

Nhân sâm có thể cải thiện quá trình tư duy và nhận thức. Một báo cáo năm 2018 kết luận, dựa trên các nghiên cứu với con người và động vật, các thành phần của nhân sâm có khả năng điều trị một số chứng thiếu hụt về nhận thức. Những nghiên cứu này cho thấy nhân sâm có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa, từ đó dẫn đến tăng cường chức năng nhận thức.

Một nghiên cứu năm 2016 về tác dụng của hồng sâm Hàn Quốc đối với chức năng nhận thức ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer cũng cho thấy nhiều hứa hẹn. Nghiên cứu kết luận rằng hồng sâm Hàn Quốc giúp cải thiện chức năng thùy não trước.

Tác dụng chống viêm

Nhân sâm có thể làm giảm viêm. Theo một nghiên cứu năm 2020, ginsenosides, các thành phần hoạt tính của nhân sâm có thể làm giảm viêm.

Tác dụng của nhân sâm và ai không nên dùng nhân sâm - 2

Điều trị rối loạn cương dương

Nam giới có thể dùng nhân sâm để điều trị rối loạn cương dương. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy 119 người đàn ông bị rối loạn cương dương ở mức độ nhẹ đến trung bình sử dụng chiết xuất từ ​​quả nhân sâm đã cải thiện chức năng tình dục tổng thể. 

Cần nghiên cứu thêm để xác định xem nhân sâm có phải là một phương pháp điều trị đáng tin cậy cho chứng rối loạn cương dương hay không.

Phòng chống cảm cúm

Nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm đối với chuột cho thấy nhân sâm có thể giúp điều trị và phòng chống bệnh cúm và virus hợp bào hô hấp (RSV).

Kết quả của một nghiên cứu khác gợi ý rằng chiết xuất hồng sâm có thể cải thiện sự sống sót của các tế bào biểu mô phổi của người bị nhiễm virus cúm.

Người ta vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế chống virus trong nhân sâm hoạt động như thế nào dựa trên nghiên cứu trên.

Giảm lượng đường trong máu

Nghiên cứu năm 2014 cho thấy nhân sâm có thể giúp giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ginsenosides có thể ảnh hưởng đến sản xuất insulin trong tuyến tụy và cải thiện tình trạng kháng insulin.

Cần có thêm các nghiên cứu lâm sàng về nhân sâm để xác định xem nhân sâm có phải là một liệu pháp bổ sung cho bệnh tiểu đường hay không. Các nhà nghiên cứu cũng cần tìm hiểu liều lượng cụ thể nào có thể có hiệu quả.

Những ai không nên dùng nhân sâm

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ nhưng không dùng cho mọi đối tượng được. Người thường xuyên bị đầy chướng bụng, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm. Vì sâm có tác dụng tăng huyết áp lúc đầu nhưng sau đó lại hạ huyết áp. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có thể gây nôn. Không dùng nhân sâm cùng với lê lô và ngũ linh chi.

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm nhưng không nên lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.

Tác dụng của nhân sâm và ai không nên dùng nhân sâm - 3

Tác dụng phụ của nhân sâm

Mặc dù nhân sâm nói chung là an toàn nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

- Đau đầu

- Các vấn đề về giấc ngủ

- Vấn đề về tiêu hóa

- Thay đổi huyết áp và lượng đường trong máu

- Bệnh tiêu chảy

- Tim đập loạn nhịp

- Phản ứng da nghiêm trọng

- Phụ nữ cũng có thể bị sưng vú và chảy máu âm đạo.

Cách sử dụng nhân sâm

Rễ nhân sâm có thể được dùng theo nhiều cách như ăn sống hoặc hấp sơ cho mềm hay hầm với nước để pha trà. 

Nhân sâm có thể được thêm vào các công thức nấu ăn khác nhau như súp và xào. Và chiết xuất nhân sâm có thể được tìm thấy ở dạng bột, viên nén, viên nang.

Liều lượng nhân sâm khuyên dùng hàng ngày từ 1-2 gam rễ nhân sâm thô hoặc 200-400mg chiết xuất. Tốt nhất nên bắt đầu với liều lượng thấp và tăng dần theo thời gian.

Tác dụng của quả nhàu và cách sử dụng hiệu quả
Quả nhàu thường được sử dụng như một vị thuốc ở Việt Nam. Tác dụng của quả nhàu đối với sức khỏe là gì cách sử dụng quá nhàu như thế nào là đúng nhất?

Thực phẩm phòng bệnh

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ News Medical Today)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh