Tết Đoan Ngọ ăn rượu nếp, vải, mận phải nhớ điều này kẻo "sâu bọ" không chết còn rước bệnh

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 14/06/2021 09:18 AM (GMT+7)

Dịp Tết Đoan ngọ, khi ăn rượu nếp cẩm, vải, mận,... mọi người cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, ăn khi đói,... để tránh gây hại tới sức khỏe.

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan ngọ chính là Tết Giết sâu bọ, loại trừ những sinh vật có hại để bảo vệ mùa màng. Không những thế, cứ vào tháng 5, thời tiết oi bức, con người lại hay ốm đau nên người Việt cho rằng trong cơ thể cũng có sâu bọ cần phải loại bỏ để không ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Theo truyền thống, cứ đến ngày ngày 5/5 (âm lịch), người Việt thường sử dụng cơm rượu nếp cẩm, ăn các loại hoa quả có vị chua, đắng, chát, ngọt (hay dùng nhất là quả vải và quả mận) hoặc bánh tro (gio)… để giết sâu bọ.

Những món ăn, trái cây này dù rất quen thuộc và được sử dụng nhiều nhưng không phải ai cũng biết cách ăn sao cho an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dưới đây là những điều không nên làm và những người nên hạn chế ăn 3 món rất quen thuộc mỗi dịp Tết Đoan Ngọ đó là rượu nếp, quả mận và vải.

Tết Đoan Ngọ ăn rượu nếp, vải, mận phải nhớ điều này kẻo amp;#34;sâu bọamp;#34; không chết còn rước bệnh - 1

- Ăn quá nhiều: Dù có thích ăn cơm rượu nếp đến mấy bạn cũng không nên ăn quá nhiều bởi trong cơm rượu có chất chua, lên men lastic tạo ra ra axit làm rối loạn tiêu hóa. Do đó, nên ăn hạn chế và cơm rượu được sử dụng phải là loại được lên men trong vòng 3-4 ngày, tránh để lâu, lên men quá mức vì ngoài men rượu còn có men tạp.

- Ăn khi bụng rỗng: Không ít người cho rằng ăn cơm rượu nếp ngay khi ngủ dậy mới diệt hết được sâu bọ. Tuy nhiên điều này không hề có lợi cho sức khỏe. Bởi khi mới ngủ dậy, bụng bạn hoàn toàn trống rỗng, việc ăn thực phẩm giàu tính axit như rượu nếp sẽ khiến dạ dày dễ kích thích, dẫn đến viêm loét hơn. Nên ăn sau bữa ăn như một món tráng miệng, tránh lúc đói vì không tốt cho dạ dày.

Tết Đoan Ngọ ăn rượu nếp, vải, mận phải nhớ điều này kẻo amp;#34;sâu bọamp;#34; không chết còn rước bệnh - 2

Nên ăn cơm rượu nếp sau bữa ăn như một món tráng miệng, tránh ăn lúc đói. (Ảnh minh họa)

Một số người nên hạn chế ăn

- Trẻ nhỏ không nên ăn: BS CK II Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế BV Thống Nhất (TP.HCM) cho biết cơm rượu nếp có một hàm lượng etanol nên không phù hợp với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi ăn cơm rượu nếp cẩm vì có thể gây say.

- Người bị tiểu đường nên chú ý: Cơm rượu có chứa đường hấp thu nhanh nên những người có bệnh lý đái tháo đường nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với lượng đường trên máu.

- Người bệnh dạ dày nên hạn chế ăn: Những người bị viêm gan, viêm dạ dày không nên ăn cơm rượu.

- Người đang muốn giảm cân: Cơm rượu chứa nhiều tinh bột và đường, rượu chứa nhiều calo, nên ăn quá nhiều vẫn sẽ gây tăng cân

- Người đang nổi mụn nhọt, bị dị ứng, chàm cũng hạn chế thực phẩm lên men vì sẽ làm tình trạng  bệnh nặng hơn.

Tết Đoan Ngọ ăn rượu nếp, vải, mận phải nhớ điều này kẻo amp;#34;sâu bọamp;#34; không chết còn rước bệnh - 3

- Ăn khi bụng rỗng: Tương tự như cơm rượu nếp, không ít người cũng quan niệm sáng ngủ dậy phải ăn ngay quả mận để diệt sâu bọ. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội) không khuyến khích điều này. Lương y giải thích rằng mận có tính axit cao nên nếu ăn ngay khi thức dậy lúc bụng rỗng hoặc khi đói sẽ không tốt cho dạ dày, dễ bị đau dạ dày.

Tết Đoan Ngọ ăn rượu nếp, vải, mận phải nhớ điều này kẻo amp;#34;sâu bọamp;#34; không chết còn rước bệnh - 4

Người có bệnh dạ dày nên hạn chế ăn mận. (Ảnh minh họa)

- Ăn quá nhiều: Mọi người tuyệt đối không ăn quá nhiều mận, không ăn mận xanh. Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt...

- Người có bệnh lý dạ dày nên hạn chế: Mận có hàm lượng axit cao, có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng. Do đó, những người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ trầm trọng thêm bệnh.

Tết Đoan Ngọ ăn rượu nếp, vải, mận phải nhớ điều này kẻo amp;#34;sâu bọamp;#34; không chết còn rước bệnh - 5

- Ăn quá nhiều: Theo Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt nếu ăn nhiều sẽ phát ra các bệnh viêm nhiệt như trẻ em ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo bón.

- Ăn khi bụng rỗng: Tránh ăn vải lúc đói vì ăn vải khi ấy chỉ khiến cơ thể đột ngột ngấm quá nhiều đường, người ăn nhanh chóng xuất hiện hiện tượng nôn nao, hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay, buồn nôn và nôn... Dân gian gọi đây là hiện tượng "say vải".

Tết Đoan Ngọ ăn rượu nếp, vải, mận phải nhớ điều này kẻo amp;#34;sâu bọamp;#34; không chết còn rước bệnh - 6

Do quả vải tươi chứa hàm lượng đường cao, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn. (Ảnh minh họa)

Những người nên hạn chế ăn

- Người bị rôm sảy, nóng trong, thủy đậu không nên ăn: Lương y Vũ Quốc Trung cho biết do quả vải có tính nóng nên những người mắc các bệnh này không nên ăn vải vì sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.

- Phụ nữ có thai nên lưu ý: Phụ nữ có thai khi ăn vải cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì ngoài tính nóng, quả vải có lượng đường cao nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

- Người bị tiểu đường không nên ăn hoặc hạn chế: Do quả vải tươi chứa hàm lượng đường cao, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn vì gan không chuyển hóa hết fructose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường. 

Vì sao quả vải tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn lúc đói?
Quả vải có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng nếu không biết sử dụng, ăn vải lúc đói sẽ gây hại cho sức khỏe. Chỉ trong gần nửa tháng qua đã có gần 60...
HOÀNG DƯƠNG (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết Đoan Ngọ