Thói quen tai hại buổi tối khiến trẻ dễ thấp lùn, học hành sa sút, cha mẹ cần sửa ngay kẻo muộn

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 31/05/2023 18:58 PM (GMT+7)

Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ em nhưng đáng tiếc nhiều cha mẹ chưa thực sự hiểu rõ được tầm quan của viêc này và vẫn để trẻ thức khuya hay bắt ép con học đến muộn.

Bác sĩ tai mũi họng người Đài Loan Zhang Yihao cảnh báo: "Đừng đơn giản nghĩ rằng bớt chút thời gian ngủ chỉ là nghỉ ngơi ít hơn".

Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời, nhưng bác sĩ Zhang Yihao đã phát hiện ra rằng nhiều bệnh nhân ở phòng khám ngoại trú mắc bệnh có liên quan đến việc mất ngủ, ngủ quá ít và đi ngủ quá muộn, chẳng hạn như viêm thanh quản, viêm họng mãn tính, trẻ em chậm lớn, trẻ em cảm xúc không ổn định, trẻ em không tập trung, dị ứng mũi nghiêm trọng, cảm lạnh và bệnh tật thường xuyên...

Bác sĩ cho rằng nếu trẻ thức khuya học bài sẽ chẳng đạt được hiệu quả nào. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ cho rằng nếu trẻ thức khuya học bài sẽ chẳng đạt được hiệu quả nào. (Ảnh minh họa)

Có một thức tế là dù giấc ngủ quan trọng nhưng nhiều người đang lơ là, đặc biệt với trẻ nhỏ thì việc ngủ đủ giấc càng cần thiết. Thế nhưng không ít phụ huynh ngày nay không chú ý tới giờ giấc ngủ của con trẻ, để trẻ thức khuya, ngủ ít. Ban đầu, các bậc phụ huynh có thể sẽ cảm thấy không có vấn đề gì, nếu con ngủ ít thì hôm sau ngủ bù hoặc cuối tuần để con ngủ nướng. 

Tuy nhiên, thực tế những hậu quả của việc trẻ thức khuya sẽ không nhìn thấy ngay lập tức mà sẽ tích lũy dần, đến một thời điểm khi cha mẹ nhận ra thì đã không thể cứu vãn được.

Bác sĩ Zhang Yihao đã chỉ ra 4 hậu quả nghiêm trọng khi trẻ đi ngủ muộn. 

1. Tương lai khó cao lớn

Hormone tăng trưởng được tiết ra đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng. Nếu trong khung giờ này mà trẻ không ngủ thì hormone tiết ra sẽ ít hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ sau này. Nếu không muốn con bị lùn, mẹ hãy cố gắng để con đi ngủ trước 10h.

2. Không dễ quên những điều tiêu cực

Trong khi ngủ, một số chất thải trao đổi chất của cơ thể sẽ được chuyển hóa, đồng thời, những trải nghiệm và ký ức đau buồn sẽ phai mờ dần đi. Tuy nhiên nếu trẻ thức khuya, ngủ ít, những trải nghiệm tiêu cực đó sẽ khó bị phai dần và lâu dần ám ảnh trong tâm trí của trẻ. 

3. Không thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình

Vỏ não trước trán chủ yếu kiểm soát suy nghĩ cũng như ham muốn và xung động của con người. Thanh thiếu niên ưa mạo hiểm, bốc đồng và không kiểm soát được cảm xúc do vỏ não trước trán chưa trưởng thành, cơ chế trưởng thành của vỏ não này chủ yếu diễn ra trong khi ngủ. Nếu trẻ thức khuya dẫn tới thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hoàn thiện của vỏ não trước trán, ảnh hưởng tới việc kiểm soát cảm xúc. 

Reut Gruber - giám đốc Phòng thí nghiệm Chú ý, Hành vi và Giấc ngủ tại Viện Đại học Sức khỏe Tâm thần Douglas ở Canada cho biết: “Các quá trình điều chỉnh cảm xúc phụ thuộc vào sự tương tác giữa các phần của não được gọi là vỏ não trước trán và hạch hạnh nhân. Những vùng thần kinh chi phối việc điều tiết cảm xúc này rất nhạy cảm với tình trạng thiếu ngủ. Khi mọi người bị thiếu ngủ, sự kết nối giữa vỏ não trước trán và amygdala bị suy giảm và điều này dẫn đến việc cá nhân khó điều chỉnh cảm xúc".

Đi ngủ muộn dẫn tới thiếu ngủ ảnh hưởng đến khả năng học tập và trí nhớ cũng như khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ. (Ảnh minh họa)

Đi ngủ muộn dẫn tới thiếu ngủ ảnh hưởng đến khả năng học tập và trí nhớ cũng như khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ. (Ảnh minh họa)

4. Học tập kém, trí nhớ kém

Ngủ có thể củng cố trí nhớ, có thể nói ngủ chính là công tắc bật khả năng lưu trữ trí nhớ. Nếu trẻ ngủ không ngon thì trí nhớ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Giấc ngủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn ở vùng hải mã. Vì vậy, nếu trẻ thức khuya học bài chưa chắc hiệu quả học tập đã tốt hơn mà thậm chí còn ngày càng yếu kém. 

Trước đây, nhiều người cho rằng giấc ngủ chỉ là để cơ thể nghỉ ngơi, nhưng bác sĩ Zhang Yihao cảnh báo rằng việc giảm giờ ngủ về cơ bản là tổn thương mãn tính đối với cơ thể. Điều đáng buồn hơn nữa khi nhiều trẻ em và người lớn thức khuya  không phải vì công việc hay học tập, mà để xem phim hoặc chơi game.

Bác sĩ Zhang Yihao nhấn mạnh nhiều hoạt động, chuyển hóa của cơ thể chỉ được giải quyết khi ngủ chứ không thể hoàn thành khi thức, vì vậy đừng nghĩ đơn giản rằng hy sinh giấc ngủ là ít được nghỉ ngơi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Trẻ em nên đi ngủ giờ nào là hợp lý?

Về bản chất, việc đi ngủ sớm sẽ không nhất thiết ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe thể chất, tâm trạng và sức khỏe tinh thần của trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ đi ngủ muộn và sáng hôm sau dậy sớm sẽ dẫn tới thiếu ngủ. Do đó, mục tiêu là chọn giờ đi ngủ phù hợp với lứa tuổi của từng đứa trẻ để có số giờ ngủ cần thiết.

Trẻ em cần ngủ đủ giấc để phát triển tốt. (Ảnh minh họa)

Trẻ em cần ngủ đủ giấc để phát triển tốt. (Ảnh minh họa)

Học viện Y học về Giấc ngủ của Mỹ đã công bố các hướng dẫn cập nhật về giấc ngủ cho trẻ em, khuyến nghị rằng:

- Trẻ từ 4 tháng đến 12 tháng nên ngủ 12-16 tiếng

- Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi nên ngủ 11-14 tiếng 

- Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi nên ngủ 10-13 tiếng 

- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ 9-12 tiếng

- Thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi nên ngủ 8-10 tiếng

Harriet Hiscock, phó giáo sư tại Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch cho biết, trẻ sơ sinh nên ngủ trước 7 giờ tối, trẻ mới biết đi nên ngủ trước 7h30 tối, trẻ nhỏ hơn trước 8 giờ tối, trẻ trong độ tuổi thiếu nhi nên ngủ trước 8h30 tối và thanh thiếu niên nên ngủ từ 9 đến 10h30 tối. 

Vì sao dùng một thìa tỏi ngâm mật ong trước khi đi ngủ có thể thay đổi sức khỏe của bạn?
Khi kết hợp cùng nhau, tỏi và mật ong có thể tạo ra một phương thuốc tự nhiên hiệu nghiệm, mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Thực phẩm phòng bệnh

Theo HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ ETToday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác