Chỉ vì thói quen nhỏ của người mẹ đã khiến cô bé 8 tuổi bị loét dạ dày. Bác sĩ cảnh báo, cha mẹ không nên dùng miệng thổi cơm hoặc nhai thức ăn cho trẻ, điều này rất nguy hiểm.
Cô bé 8 tuổi bị loét tá tràng do thói quen của người mẹ
Trường hợp này xảy ra ở Hàng Châu. Cô bé Tiểu Mỹ 8 tuổi, mặc dù mới vào tiểu học nhưng cô bé đã cao 1m55, nặng tới 32kg, cô bé thường thích ăn thức ăn có khẩu vị nặng, đặc biệt là thích ăn thịt. Nhưng cha mẹ Tiểu Mỹ nghĩ rằng cô bé đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy không khống chế lượng thức ăn của đứa trẻ. Tuy nhiên gần 1 năm trở lại đây, Tiểu Mỹ luôn kêu bị đau bụng, có khi đau đến mức buổi tối không thể ngủ được, bố mẹ cho rằng cô bé là do ăn no nên cũng không quan tâm quá nhiều.
Thói quen thổi thức ăn của người mẹ không ngờ lại lây truyền vi khẩn Helicobacter pylori sang cho đứa trẻ.
Cho đến kỳ nghỉ hè gần đây, khi bố mẹ đưa Tiểu Mỹ đi du lịch, Tiểu Mỹ vẫn đau bụng như trước, toàn thân đều toát mồ hôi, lúc này bố mẹ cô bé mới lo lắng và hủy chuyến đi, sau khi trở về liền đưa Tiểu Mỹ đến Khoa Nhi của Bệnh viện liên kết Đại học sư phạm Hàng Châu để chẩn đoán. Sau khi tiếp nhận chẩn đoán, nghe đến những triệu chứng của cô bé, bác sĩ hỏi “trong gia đình có ai bị bệnh dạ dày hoặc có người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori không?"
Sau khi nghe bác sĩ hỏi, mẹ của Tiểu Mỹ rất ngạc nhiên, bởi vì đứa trẻ còn nhỏ không thể bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Điều này khiến mẹ Tiểu Mỹ nhớ lại thời gian kiểm tra sức khỏe trước đây của bản thân, cô cũng bị phát hiện nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, tuy nhiên chỉ theo dõi vào thời điểm đó vì vậy không điều trị lâu dài. Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ của Tiểu Mỹ thường có thói quen dùng miệng thổi cơm cho nguội để cho con gái ăn và dùng đũa của mình để gắp thức ăn, đây là lý do lây truyền vi khuẩn Helicobacter pylori từ người mẹ sang cho Tiểu Mỹ.
Vi khuẩn Helicobacter pylori rất dễ lây nhiễm .
Sau khi kiểm tra, bác sĩ xác nhận rằng Tiểu Mỹ đã bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, và sau đó phát hiện Tiểu Mỹ bị loét tá tràng thông qua ống soi. Sau khi nghe kết quả của con gái, người mẹ vô cùng hối hận, không nghĩ rằng vi khuẩn Helicobacter pylori của bản thân lại là thủ phạm gây nên tình trạng đau bụng của cô con gái.
Phòng ngừa vi khuẩn Helicobacter pylori?
Các bác sĩ đã chỉ ra rằng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một vấn đề phổ biến, hiện nay và hơn một nửa dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, trong đó trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn này tương đối nhiều. Helicobacter pylori liên quan chặt chẽ đến viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày…
Theo báo cáo, một khi đã bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, rất khó có thể loại bỏ một cách tự nhiên, các trường hợp nghiêm trọng có thể gây đột biến mô, nhiễm trùng, triệu chứng thường thấy là khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn, trào ngược axit, và các triệu chứng tiêu hóa khác. Các bệnh như thiếu máu, giảm tiểu cầu vô căn (ITP), ban xuất huyết dị ứng (HSP), nổi mề đay mãn tính và chậm phát triển ở trẻ em cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, do vậy các loại bệnh này nên được điều trị càng sớm càng tốt.
Cha mẹ nên bỏ thói quen thổi thức ăn và cho trẻ dùng bộ đồ ăn uống riêng biệt.
Theo dữ liệu, Helicobacter pylori rất dễ lây lan, con đường lây truyền chính là "nhiễm trùng đường miệng" và "nhiễm trùng phân". Vì vậy, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Trước hết, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói qurn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, không ăn thức sống, không uống nước lã. Tiếp theo, tránh dùng miệng thổi hoặc nhai thức ăn cho trẻ, trẻ nên có bộ đồ ăn riêng biết. Cuối cùng, xử lý tốt phân của vật nuôi trong nhà. Tất cả để tránh vi khuẩn Helicobacter pylori đi vào cơ thể con người.