Hiện nay, rất nhiều người trẻ có thói quen thức khuya và như mọi người đều biết, thói quen xấu này đang dần hủy hoại sức khỏe của con người.
Tiểu Diệp, 21 tuổi là một sinh viên đại học, “chịu khó học tập, nỗ lực vươn lên” – luôn là phương châm sống của Tiểu Diệp. Từ khi học trung học, dưới sự giám sát của cha mẹ, Tiểu Diệp rất chịu khó học, kèm theo đó cô cũng rất ít khi ngủ trước 12 giờ.
Sau khi lên đại học, mục tiêu của Tiểu Diệp chính là làm nghiên cứu và kiếm học bổng, thời gian ở trường học, thức khuya đã trở thành thói quen của cô. Ban ngày lên lớp, buổi tối cô tự học rất nhiều kiến thức, có khi Tiểu Diệp thức đến 2, 3 giờ đêm. Tất nhiên, thành tích của Tiểu Diệp ở trường luôn là số 1, hàng năm cô đều dành được học bổng, cha mẹ rất tự hào vì có một người con xuất sắc như Tiểu Diệp.
Thức đêm đã trở thành thói quen nhiều năm của Tiểu Diệp (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nhìn cô con gái ngày càng gầy, cha mẹ Tiểu Diệp rất đau khổ. Tiểu Diệp nói, có thể là do bản thân khá vất vả, cộng thêm chế độ ăn uống không đúng giờ mới dẫn đến sút cân, do đó cha mẹ cô cũng không hỏi quá nhiều. Tuy nhiên, có một ngày, Tiểu Diệp đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội, cô được một người bạn đưa đến bệnh viện. Sau khi biết kết quả, mọi người đều vô cùng sốc: Tiểu Diệp bị u bạch huyết đại tràng.
Các khối u đường ruột đã phát triển hơn 10cm, sớm có các triệu chứng như tắc ruột và xuất huyết. Rất buồn vì khối u quá lớn, không có đủ điều kiện phẫu thuật. Tiểu Diệp nhanh chóng được chuyển đến khu vực u bạch huyết của Bệnh viện Ung thư Giang Tô. Sau khi được hóa trị và điều trị miễn dịch tại Bệnh viện Ung thư tỉnh Giang Tô, khối u bạch huyết ruột nhanh chóng co lại, Tiểu Diệp đủ điều kiện tiếp nhận phẫu thuật cắt bỏ khối u ở đường ruột, cơ thể cô hồi phục rất nhanh, hiện tại đã được trở lại trường học.
Những yếu tố này có liên quan đến khả năng phát bệnh của u bạch huyết
U hạch bạch huyết có thể xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể
U bạch huyết là một khối u ác tính của hệ bạch huyết và hệ thống tạo máu, trung bình cứ 9 phút lại có một người trên thế giới mắc. U bạch huyết là một trong mười khối u ác tính hàng đầu ở Trung Quốc, với tỷ lệ mắc là 6,43 / 100.000, và tỷ lệ mới mắc đang tăng lên hàng năm.
Giáo sư Phùng Kế Phong, Giám đốc Bệnh viện Ung thư Giang Tô chỉ ra rằng u bạch huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ. Sự gia tăng dần về tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu liên quan đến sự già hóa của dân số, ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc u bạch huyết trên 70 tuổi.
Ngoài ra, nhiễm vi rút, vi khuẩn như vi-rút Epstein-Barr, Helicobacter pylori,… bức xạ điện tử, ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt không tốt, đặc biệt là người trẻ, thường xuyên thức khuya, chịu áp lực lớn, ăn nhiều đồ ăn vặt… sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây ra khối u .
Tiến triển của các hạch bạch huyết không đau có thể là u bạch huyết
Tự kiểm tra để phát hiện hạch bạch huyết
Làm thế nào để phát hiện u bạch huyết sớm? Bác sĩ Phùng cho biết, hệ thống bạch huyết ở khắp cơ thể, liên quan đến cơ quan nào sẽ xuất hiện triệu trứng ở cơ quan tương ứng, rất nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán sai. Biểu hiện chủ yếu của hạch bạch huyết to là không đau, gan lách to, tất cả các cơ quan của cơ thể có thể bị ảnh hưởng, kèm theo sốt, đổ mồ hôi đêm, giảm cân, ngứa và các triệu chứng toàn thân khác. Trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân bị hạch bạch huyết không đau đã được điều trị như viêm hạch bạch huyết và lao bạch huyết ở giai đoạn đầu, điều này đặc biệt đáng báo động.
Bác sĩ Phùng cũng nhấn mạnh, các bộ phận có thể tự kiểm tra như phí sau tai, phần cổ, phần cổ trên, cổ dưới, dưới nách, dưới háng,… nếu xuất hiện hạch bạch huyết hơn 1cm, không đau hoặc các hạch bạch huyết trong thời gian ngắn phát triển rất nhanh, nếu kèm theo sốt hơn nửa tháng không rõ nguyên nhân, đặc biệt là trong thời gian ngắn bị sút cân, đổ mổ hôi sau khi thức dậy, cần phải coi trọng cao độ, đến bệnh viện càng sớm càng tốt.