Ú ớ khi vừa ngủ dậy, người đàn ông ở Phú Thọ vào viện được bác sĩ lấy ra vật thể như con giun dài 10cm trong não

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 30/08/2024 11:57 AM (GMT+7)

Sau khi ngủ dậy, người đàn ông không cử động được người, khó nói nên được gia đình đưa đi cấp cứu. Kết quả, phát hiện cục máu đông trong não dài đến mức bác sĩ cũng phải bất ngờ.

Bác sĩ Nguyễn Anh Minh – Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân 60 tuổi, ở huyện Phù Ninh, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng rất chậm, kích thích nhiều đồng thời liệt hoàn toàn nửa người bên trái.

Theo lời kể từ gia đình, khoảng 5h sáng khi ngủ dậy, phát hiện người bệnh không cử động được nửa người bên trái, nói ú ớ không rõ tiếng. Ngay lập tức, người nhà đưa bệnh nhân tới viện cấp cứu. Sau khi vào viện, người bệnh được thăm khám ban đầu và chỉ định chụp CT có dựng mạch máu não cấp cứu. Kết quả cho thấy động mạch não giữa bên phải bị tắc.

Các bác sĩ chẩn đoán đây là một trường hợp đột quỵ nhồi máu não không rõ thời điểm, tuy nhiên vẫn có thể cứu được vùng não tổn thương nếu được can thiệp cấp cứu kịp thời. Được sự đồng ý từ gia đình, ngay lập tức, người bệnh đã được chỉ định can thiệp lấy huyết khối (cục máu đông) ra khỏi mạch não dựa trên hệ thống chụp DSA số hóa xóa nền.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2024/images/phuongld/u-o-khi-vua-ngu-day-vao-vien-bac-si-lay-ra-vat-the-nhu-con-giun-dai-10cm-trong-nao-nguoi-dan-ong-phu-dotquy-1724992992-551-width600height359.jpg /

Ú ớ khi vừa ngủ dậy, người đàn ông ở Phú Thọ vào viện được bác sĩ lấy ra vật thể như con giun dài 10cm trong não - 2

Hình ảnh phim chụp và cục máu đông sau khi được lấy ra khỏi mạch máu người bệnh. Ảnh minh họa. 

Sau khoảng 40 phút can thiệp, các bác sĩ đã lấy thành công cục máu đông dài gần 10 cm, giống như “con giun” ra khỏi mạch máu, giúp tái thông lại mạch máu não cho người bệnh. Người bệnh sau đó được tái thông mạch não hoàn toàn, nhận thức tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tình trạng cơ lực từ liệt đã cải thiện nhiều. Sáng ngày 30/8, sau ngày thứ 2 sau can thiệp, người bệnh đã nói rõ, cử động tay chân tốt, đi lại được. Hiện nam bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi điều trị nội khoa, phục hồi chức năng vận động và sẽ sớm được ra viện trong những ngày tới mà không để lại di chứng gì.

Bác sĩ Nguyễn Anh Minh cho biết, đây là cục máu đông dài nhất và là điều chưa từng thấy với các bác sĩ can thiệp của Trung tâm Đột quỵ, BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Theo bác sĩ Minh, trường hợp đột quỵ không rõ thời điểm thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm do đó không thể xác định được giờ vàng đột quỵ. Tuy nhiên, dù trong giờ vàng hay quá giờ vàng, việc cần thiết vẫn là đưa người bệnh tới cơ sở điều trị đột quỵ gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Khi người bệnh nhập viện, qua đánh giá lâm sàng và hình ảnh trên phim chụp, các bác sĩ sẽ có những quyết định phù hợp trong lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất để đem lại kết quả điều trị tối ưu cho người bệnh. “Trường hợp người bệnh này có lẽ đột qụy mới xảy ra trong những giờ đầu, được phát hiện và đưa vào viện sớm nên đã can thiệp lấy huyết khối thành công, giúp cho người bệnh được phục hồi nhanh chóng”, bác sĩ Minh chia sẻ.

Làm gì để giúp trẻ an toàn khi du lịch dịp lễ 2/9? Cách sơ cứu 2 tai nạn thường gặp cực đơn giản bố mẹ cần biết
Trong dịp nghỉ lễ dài ngày, các gia đình thường chọn đi du lịch để thay đổi không khí, tái tạo năng lượng sau những ngày học tập, làm việc căng thẳng....

Tai nạn trẻ em

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đột quỵ