Cao huyết áp

Huyết áp cao là chứng bệnh phổ biến, quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, để hiểu đúng về nó để có cách phòng và điều trị hợp lý là điều không phải ai cũng biết.

Tổng quan

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là bệnh lý mạn tính khi máu lưu thông trong lòng mạch với áp suất tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...

Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

- Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): Không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;

- Tăng huyết áp thứ phát: Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;

- Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Nguyên nhân

1. Cân nặng

Thừa cân hoặc béo phì có liên quan mật thiết với tăng huyết áp. Duy trì cân nặng ổn định giúp kiểm soát bệnh cao huyết áp. Béo phì và cao huyết áp đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

2. Tuổi tác

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp. Tuổi càng cao càng có nhiều thay đổi về mặt giải phẫu của mạch máu, sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Thông thường, các triệu chứng bệnh cao huyết áp do tuổi cao thường khó xác định.

3. Hút thuốc

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng huyết áp là hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm hẹp mạch máu, giảm lượng oxy có sẵn trong cơ thể, khiến tim phải bơm máu mạnh hơn. Đây là hai yếu tố chính gây cao huyết áp. Mệt mỏi, nôn mửa là những trệu chứng thường gặp trong trường hợp này.

4. Chế độ ăn giàu chất béo

Chế độ ăn và lối sống sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài lượng chất béo bạn ăn thì loại chất béo cũng rất quan trọng. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa rất nguy hiểm đối với cơ thể.

5. Ăn mặn

Ăn quá nhiều muối liên quan trực tiếp tới tăng huyết áp. Muối làm tăng hấp thu nước vào máu, gây tăng huyết áp. Giảm lượng muối ăn và đồ nướng là rất quan trọng.

Triệu chứng

1. Đau đầu

Đau đầu là triệu chứng phổ biến liên quan mật thiết tới bệnh cao huyết áp. Hầu hết bệnh nhân cao huyết áp đều than phiền về những cơn đau đầu liên tục.

2. Hồi hộp

Giảm cung cấp oxy là nguyên nhân khiến tim tăng cường hoạt động, cùng với tăng huyết áp sẽ gây ra cảm giác hồi hộp. Hồi hộp, tim đập nhanh là do tim hoạt động bất thường.

3. Chóng mặt, hoa mắt

Khi mắc bệnh cao huyết áp, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt. Triệu chứng đầu tiên là choáng và mất thăng bằng. Ở giai đoạn sau có thể gây chóng mặt.

4. Song thị (nhìn đôi)

Ở giai đoạn sau của bệnh cao huyết áp bạn có thể bị song thị. Song thị là tình trạng  nhìn một thành hai. Khi bệnh tiến triển nặng, cao huyết áp cũng gây nhìn mờ.

5. Buồn nôn, ói mửa

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh cao huyết áp là buồn nôn, ói mửa kèm theo đau đầu. Mức độ triệu chứng xảy ra ở mỗi bệnh nhân không giống nhau.

Đối tượng nguy cơ

Những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như trên: tuổi lớn, béo phì, di truyền, suy thận, đái tháo đường, chế độ ăn mặn, nhiều mỡ và đường…

Bệnh cao huyết áp nguy hiểm thế nào

Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như nào?

Cao huyết áp ảnh hưởng đến tim mạch

Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tim mạch.

Theo thống kê cho thấy, có đến 95% ca tử vong do bệnh tim mạch đều có nguyên nhân từ việc huyết áp cao. Để thấy rằng, ảnh hưởng từ việc cao huyết áp là không hề nhỏ.

Cao huyết áp gây tổn thương tới não bộ

Tai biến mạch máu nào là là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của việc huyết áp cao. Khi huyết áp tăng, áp lực lên máu lên thành mạch tăng, có thể gây vỡ mạch máu và hình thành các cục máu đông làm tắc mạch máu, dẫn đến tai biến mạch máu não với những di chứng nặng nề như liệt, méo miệng, nói ngọng…

Cao huyết áp gây tổn thương đến thận

Nhiều người bệnh thắc mắc tại sao cao huyết áp lại ảnh hưởng đến thận? Thận hoạt động dựa vào các mạch máu khỏe mạch. Thận cũng đóng vai trò là bộ phận đóng vai trò giữ ổn định huyết áp cho cơ thể. Nhưng với những người huyết áp cao lại gây tổn thương các mạch máu trong thận, làm thận mất chức năng thận và gây ra suy thận.

Khi huyết áp tăng bất ngờ, việc đầu tiên là nằm nghỉ ngơi, thư giãn, tránh lo âu hay xúc động thái quá. Nếu có thuốc điều trị cao huyết áp ở nhà nên sử dụng ngay và đo huyết áp lại sau 30 phút. Tránh sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp quá nhanh như Nefidipine dạng cắn ngậm như trước đây vẫn thường sử dụng vì huyết áp tụt quá nhanh nhiều khi gây tai biến về tim mạch cho bệnh nhân.

Điều trị

1. Sử dụng thuốc điều trị bệnh cao huyết áp

Thuốc là biện pháp điều trị hiệu quả được bác sĩ khuyến khích người bệnh sử dụng khi bị cao huyết áp. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để tránh gây ra những ảnh hưởng không đáng có. Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê cho người bệnh:

- Thuốc làm giãn mạch máu

- Thuốc ức chế Beta

- Thuốc giúp lợi tiểu chống phù nề

- Thuốc ức chế men chuyển hóa ACE

- Và một số loại thuốc điều trị khác

2. Các biện pháp điều trị khác

- Tích cực rèn luyện thể thao, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng

- Thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát huyết áp tốt hơn

- Duy trì cân nặng luôn ổn định, tránh để bị béo phì, thừa cân

- Sử dụng chế độ ăn uống hợp lý giúp hệ tim mạch luôn mạnh khỏe

- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh

Điều trị tăng huyết áp không phải như điều trị các bệnh nhiễm trùng khác. Điều trị phải lâu dài, không được bỏ giữa chừng và cần tuân thủ uống thuốc đều đặn.. Nhiều người sau một thời gian uống thuốc, thấy huyết áp xuống là bỏ không uống thuốc nữa hoặc uống thuốc không đều. Như vậy, khi ngừng uống thuốc, huyết áp sẽ tăng trở lại.

Bệnh nhân tăng huyết áp thường có kèm theo nhiều bệnh khác như: rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì, suy thận, bệnh mạch vành, bệnh mạch não…. Do vậy thuốc trong điều trị cần phải phối hợp nhiều loại, tuy nhiên phải điều trị tăng huyết áp đạt huyết áp mục tiêu cộng với điều trị khống chế tất cả các yếu tố nguy cơ khác.

Chế độ ăn cho người bệnh

Cao huyết áp là một bệnh lý mạn tính. Nhưng nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt và hầu như không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống.

Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:

- Chất đạm: Từ 0.8 đến 1g protein cho một kg cân nặng.

- Chất béo từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.

- Chất bột đường từ 300 đến 320 g.

- Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6 g.

- Chất xơ từ rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).

- Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo. Nói chung, mỗi ngày không nên dùng hơn 250 mg cholesterol từ các loại thực phẩm.

-  Không nên ăn thực phẩm chế biến từ nội tạng và mỡ động vật, thịt đóng hộp, giăm bông, thịt nguội, da gia súc và gia cầm, sản phẩm làm từ sữa béo, chocolate, khoai tây chiên.

- Hạn chế một số thủy hải sản như tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực…

- Thiết kế thực đơn với cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.

Phòng ngừa

Huyết áp cao có thể phòng ngừa thông qua những thay đổi lối sống. Dưới đây là những mẹo giúp bạn phòng ngừa huyết áp cao.

Chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là cần thiết để duy trì huyết áp. Theo các chuyên gia y tế, chế độ ăn uống lành mạnh này gồm nhiều hoa quả tươi, rau, các sản phẫm sữa ít béo, cá, ngũ cốc toàn phần, thịt gia cầm, hạt. Chế độ ăn này cũng hạn chế thịt đỏ, đồ uống chứa đường nhân tạo và đồ ngọt. Những thực phẩm này giàu canxi, magiê, kali, protein, chất xơ và ít cholesterol, chất béo.

Kiểm soát stress

Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan trực tiếp giữa stress và tăng huyết áp. Ngày nay, do lối sống hiện đại, thời gian làm việc kéo dài, quan hệ hôn nhân dễ đổ vỡ, tình trạng căng thẳng thường xảy ra. Không có thời gian để thư giãn. Mọi người đang trải qua cuộc sống siêu bận rộn. Do vậy, điều quan trọng là cần giảm bớt và kiểm soát căng thẳng tinh thần để tránh huyết áp cao như thực hiện các bài tập thở sâu thư giãn, dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, mạng xã hội, tập yoga và thiền.

Luyện tập thường xuyên

Tập aerobic và rèn luyện sức đề kháng sẽ giúp bạn có chỉ số huyết áp bình thường. Nếu một người bị tiền tăng huyết áp (huyết áp tâm thu 120-139mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80-89mmHg), tập luyện có thể sẽ giúp họ phòng ngừa cao huyết áp.

Hạn chế hấp thu natri

Bạn cần cắt giảm lượng natri hấp thu thông qua giảm lượng muối trong thực phẩm và loại bỏ chất béo trans khỏi chế độ ăn. Hàm lượng natri tỷ lệ thuận tới tăng huyết áp. Một cách tốt để kiểm soát là sử dụng lọ đựng muối, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được lượng dùng.

Hạn chế uống rượu và hút thuốc

Những thói quen này được cho là có mối liên quan trực tiếp với nguy cơ tăng huyết áp và cần hạn chế tối đa. Một người nghiện rượu hoặc nghiện thuốc nên giảm dần lượng sử dụng cho đến khi cai hoàn toàn.

Tóm lại, huyết áp cao là một chứng bệnh thầm lặng và nó thường không được nhận biết do các triệu chứng rất mơ hồ, bao gồm thỉnh thoảng đau đầu, lú lẫn, ù tai và các triệu chứng khác. Vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường.

Thông Tin Cần Biết

Loại huyết áp cao nào nguy hiểm nhất?

Loại huyết áp cao nào nguy hiểm nhất?

Huyết áp là một chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe nhưng nhiều người lại chủ quan không để ý, đến khi xảy ra vấn đề nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ mới vội lo lắng.

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Huyết áp cao đôi khi được ví là kẻ giết người thầm lặng bởi nó ít để lại triệu chứng và có thể không được chú ý kịp thời và điều trị. Các thực phẩm dưới đây sẽ giúp giảm huyết áp cao.

Bệnh tim mạch khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY