Vì sao chảo chống dính có vết đỏ trên đáy? Nhiều người không để ý vết này, dùng chảo sai khiến ung thư gõ cửa

Ngày 22/10/2022 09:30 AM (GMT+7)

Quan sát dấu đỏ trên đáy chảo là cách để bạn sử dụng chảo cho an toàn, tránh nguy cơ gây ung thư.

Chảo chống dính là loại chảo được làm bằng chất liệu hợp kim nhôm inox hoặc nhôm đúc và phủ bên ngoài một lớp chống dính bằng đá hoa cương, Teflon hay men Ceramic... có độ cứng cao, chịu nhiệt tốt, khó trầy xước, dễ sử dụng để chiên, rán thức ăn.

Chảo chống dính được các bà nội trợ rất yêu thích nhờ giá thành phải chăng, thao tác dễ dàng, giải quyết được vấn đề dính đáy chảo. 

Tuy nhiên, không như tưởng tượng của đa phần chúng ta, chảo chống dính là đồ dùng nhà bếp không chịu được nhiệt độ quá cao. Để sử dụng thiết bị này an toàn, bạn phải học cách thử nhiệt độ của chảo, bởi nhiệt độ cao sẽ làm phá hỏng lớp phủ chống dính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ngoài việc sử dụng đúng cách, bạn còn phải bảo dưỡng thường xuyên. 

Dấu đỏ trên chảo rất quan trọng, cho bạn biết dùng chảo sao cho an toàn. (Ảnh minh họa).

Dấu đỏ trên chảo rất quan trọng, cho bạn biết dùng chảo sao cho an toàn. (Ảnh minh họa). 

Sử dụng chảo chống dính sao cho đúng cách, không hại sức khỏe?

Khi nấu ăn, chảo, nồi chống dính rất dễ vượt quá nhiệt độ an toàn 260°C. Những đồ cho vào chảo như dầu sẽ bốc khói, protein sẽ bị cháy xém trong khoảng từ 200°C-230°C. Trong trường hợp nồi không có nước, nó có thể vượt quá ngưỡng 300°C rất nhanh chóng. Vì vậy, việc lựa chọn một chiếc nồi, chảo chống dính phù hợp khi nấu là vô cùng quan trọng. Thông thường, nên sử dụng nồi gang, nhôm... dùng chiên, rán để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với chảo, nồi chống dính, khi sử dụng, bạn nên quan sát "chấm đỏ" trên đáy chảo. Hiện nay, nhiều thương hiệu chảo chống dính được thiết kế với một "chấm đỏ" (Thermo-spot) ở trung tâm, màu sắc sẽ thay đổi theo nhiệt độ. Nhờ thế, thời điểm tốt nhất để xem chảo đủ nóng chưa có thể nhận biết bằng mắt thường. Ban đầu, khi vừa đặt lên bếp, nhiệt độ của nồi/chảo chống dính chưa đủ nóng, phần chấm đỏ sẽ có màu đỏ tươi. Sau 1-2 phút đun trên bếp, nhiệt độ nồi khoảng 190℃, phần đỏ chuyển sang màu đỏ sẫm, đó là thời điểm tốt nhất để giảm nhiệt hoặc bắt đầu nấu. Nếu bạn vẫn giữ nhiệt độ cao như vậy, những hóa chất nguy hại sẽ được hình thành và giải phóng, gây hại cho sức khỏe.

Trong trường hợp chấm đỏ đã biến mất do bạn nấu nướng lâu ngày, bạn có thể sử dụng phương pháp thử nhiệt độ bề mặt nồi/chảo bằng cách của trường dậy nấu ăn chuyên nghiệp Rouxbe, Mỹ. Nguyên lý của phương pháp này là khi các phân tử nước tiếp xúc với nguồn nhiệt vượt quá nhiệt độ sôi, chúng sẽ ngay lập tức tạo thành một lớp hơi cách nhiệt, có tác dụng cô lập giọt nước với nhiệt bề mặt nồi. Để áp dụng phương pháp này, sau khi chảo nóng, rưới một ít nước lên bề mặt chảo. Nếu những giọt nước sôi sùng sục và nhanh chóng bốc hơi thì đây là thời điểm thích hợp để cho đồ vào nấu và giảm nhiệt ở mức phù hợp. 

Tùy nhiệt độ, chấm đỏ sẽ đổi màu. (Ảnh minh họa).

Tùy nhiệt độ, chấm đỏ sẽ đổi màu. (Ảnh minh họa). 

Chọn chảo nào thì an toàn?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu và chủng loại chảo chống dính nhưng về cơ bản chúng chia làm hai loại chính là chảo chống dính men sứ, men đá và chảo chống dính Teflon. 

Chảo chống dính sứ Ceramic (đáy trắng) được làm bằng vật liệu tự nhiên, không có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tính chống dính kém so với loại còn lại. Chất chống dính Ceramic làm từ 100% khoáng chất vô cơ khác nhau và các oxit, có công dụng chống xước, chịu được nhiệt độ lên tới 450 độ C, khó phân hủy, không phản ứng với thức ăn, khả năng chống dính tốt, không chứa chất PTFE hoặc PFOA - những chất đang gây tranh cãi về khả năng gây ung thư cho người dùng. Ceramica không chứa các kim loại, cadmium và chì. Chảo chống dính Ceramic được đánh giá là chảo chống dính an toàn và nhiều người sử dụng.

Loại thứ hai là chảo chống dính Teflon. Chất chống dính Teflon được tạo thành từ các phân tử PTFE, có khả năng chống chịu tốt trong môi trường kiềm, axit, dầu, dung môi hữu cơ, chịu được nhiệt độ đến 440 độ C, ma sát thấp, không chứa chất PFOA, APEO, có tính chống dính cao.

Cả hai loại trên, bạn nên đọc kỹ nhãn mác, chọn loại chịu nhiệt tối ưu... để mua, tuy nhiên không cần mua quá đắt vì tất cả các loại chảo đều có lớp chống dính tuổi thọ không quá ba năm. 

Để hiểu được độ an toàn của lớp phủ chống dính, trước tiên bạn cần hiểu về thành phần của chúng. Lớp phủ của chảo chống dính Teflon thường là vật liệu polytetrafluoroethylen, là vật liệu trơ về mặt hóa học. PTFE (polytetrafloetylen) vốn quen thuộc với con người, là một loại vật liệu nhựa thường được sử dụng làm lớp phủ chống dính, có độ bền nhiệt và chống mài mòn cực cao, không độc hại và không gây ung thư. Chất liệu phủ này có khả năng bôi trơn tốt và hệ số ma sát thấp nên được sử dụng trên các vật dụng nhà bếp như chảo chống dính. Tuy nhiên, trong một môi trường nhiệt độ quá cao, nó sẽ bị biến chất và thậm chí bị phân hủy thành độc tính.  

Thử độ bốc hơi của nước cũng giúp bạn biết nhiệt độ chảo đã đủ nóng chưa. (Ảnh minh họa).

Thử độ bốc hơi của nước cũng giúp bạn biết nhiệt độ chảo đã đủ nóng chưa. (Ảnh minh họa). 

Các nhà sản xuất chỉ ra, một lượng nhỏ lớp phủ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và sẽ được đào thải nếu chẳng may bong tróc và lẫn vào thức ăn. Tuy nhiên, nhiệt độ biến tính của lớp chống dính là từ 350 độ C. Khi chảo được đun nóng trên 350 độ C, polytetrafluoroethylen bắt đầu bị phân hủy, tạo ra fluorophosgene, gây hại cơ thể con người do là một chất độc tính. Khi bị nhiễm độc sẽ gây ra các triệu chứng rất giống cảm cúm, khiến một số người lầm tưởng là cảm lạnh, kỳ thực là ngộ độc. Một số nghiên cứu cho rằng chất độc hại này gây ung thư. 

Ngoài ra, axit perfluorooctanoic (PFOA) được sử dụng trong quá trình sản xuất nồi, chảo chống dính Teflon không chỉ gây hại cho môi trường mà còn có thể gây ung thư.  

Cảnh báo những người tuyệt đối kiêng ăn khoai tây dù không phải là chiên rán
Khoai tây giàu dinh dưỡng nhưng bổ sung không đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Vì vậy việc ăn sử dụng khoai tây thế nào...

Sống khỏe

Thùy Linh (Dịch từ Aboluowang) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe