Vì sao ngồi nhiều dễ chết sớm? Những điều xảy ra với cơ thể khi bạn ngồi lâu, ít vận động

Ngày 31/12/2022 16:08 PM (GMT+7)

Ngồi nghỉ chốc lát có thế giúp chúng ta bớt căng thẳng hay hồi phục sau luyện tập. Nhưng lối sống ngày nay khiến chúng ta ngồi nhiều hơn, di chuyển ít đi. Liệu cơ thể có thích điều đó? Hãy cùng tìm hiểu về những mối nguy tiềm ẩn khi ngồi nhiều.

Cơ thể chúng ta thích ngồi hay vận động hơn?

Ngay bây giờ, bạn có lẽ đang ngồi xem đoạn video này. Ngồi vài phút có thể không sao, nhưng càng ngồi lâu, cơ thể bạn càng dễ bị kích động. Cơ thể sẽ ngồi đếm ngược từng khoảnh khắc cho đến khi bạn đứng lên và đi bộ.

 Điều này nghe có vẻ kỳ cục. Liệu cơ thể của chúng ta có thích được ngồi? Không hẳn. Chắc chắn là ngồi trong chốc lát giúp chúng ta đỡ mệt khi căng thẳng hoặc lấy lại sức sau khi tập thể dục. Nhưng ngày nay, lối sống hiện đại khiến chúng ta ngồi nhiều hơn là di chuyển, và cơ thể chúng ta đơn giản là không được tạo ra cho cuộc sống ít vận động như vậy.

Trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Cơ thể con người được tạo ra để di chuyển, và cấu trúc cơ thể chính là bằng chứng rõ ràng nhất.

Cấu trúc cơ thể con người phù hợp với việc vận động linh hoạt. (Ảnh minh họa)

Cấu trúc cơ thể con người phù hợp với việc vận động linh hoạt. (Ảnh minh họa)

Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta ngồi nhiều?

Trong cơ thể chúng ta có hơn 360 khớp xương và khoảng 700 cơ xương, cho phép sự cử động dễ dàng, linh hoạt. Cấu trúc vật lý độc đáo này của cơ thể giúp chúng ta đứng thẳng, chống lại sức hút của trọng lực.

Máu cũng phụ thuộc vào việc cơ thể vận động để lưu thông bình thường.

Các dây thần kinh được hưởng lợi từ sự vận động, và da của chúng ta đàn hồi, nghĩa là nó thay đổi khi vận động.

Vậy nếu mọi bộ phận của cơ thể đều sẵn sàng và đang chờ bạn di chuyển, chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn không làm vậy?

Hãy bắt đầu với vấn đề của xương sống. Cột sống của bạn là một cấu trúc dài, cấu tạo từ các đốt xương và các đĩa sụn nằm giữa chúng. Các khớp, bó cơ và dây chằng gắn chặt vào xương, giữ tất cả lại với nhau.

Thông thường, khi ngồi, chúng ta cong lưng và thõng vai. Tư thế này tạo áp lực không đồng đều lên cột sống. Qua thời gian, nó gây ra hao mòn trong các đĩa cột sống, gây quá tải cho các dây chằng và các khớp, và tạo áp lực lên các cơ căng ra để phù hợp với tư thế cong lưng. Dáng cong lưng cũng thu hẹp khoang ngực khi bạn ngồi, nghĩa là phổi có ít không gian hơn để mở rộng khi bạn thở. Đó là một vấn đề vì nó tạm thời hạn chế lượng oxy đi vào phổi và máu

Ngồi nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. (Ảnh minh họa)

Ngồi nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. (Ảnh minh họa)

Quanh khung xương là các cơ, dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch, cấu tạo nên các mô mềm của cơ thể. Ngồi thường gây ra áp lực, sự đè nén, và những mô mềm này thực sự phải chịu sức nặng chính. Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác tê và sưng ở chân tay khi ngồi? Ở những vùng bị chèn ép nhiều nhất, các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch của bạn có thể bị chặn lại, làm hạn chế tín hiệu thần kinh, gây ra các triệu chứng tê và giảm lượng máu đến chân tay, khiến chúng sưng lên.

Ngồi lâu cũng tạm thời làm dừng hoạt động của lipoprotein lipase, một loại enzim đặc biệt trong thành mạch máu, giúp phân hủy chất béo trong máu. Vì vậy khi ngồi, bạn không đốt cháy chất béo tốt như khi vận động.

Tất cả sự trì trệ này tác động thế nào lên não bộ? Hầu hết thời gian, bạn thường ngồi khi sử dụng bộ não của mình. Nhưng trớ trêu thay, ngồi lâu lại có tác dụng ngược với mục tiêu này. 

Vận động ít làm chậm lưu thông máu và giảm lượng oxy vào mạch máu qua phổi. Não bạn cần cả hai yếu tố này để duy trì sự tỉnh táo, thế nên mức độ tập trung của bạn sẽ thấp khi não hoạt động chậm.

Không may, tác động xấu của việc ngồi không chỉ là ngắn hạn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngồi trong thời gian dài có liên quan đến một số loại bệnh ung thư và bệnh tim, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, các vấn đề về thận và gan. Thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện, trên toàn thế giới, tình trạng lười vận động gây ra khoảng 9% các trường hợp tử vong sớm mỗi năm, tương đương khoảng hơn 5 triệu người.

Vì vậy việc tưởng như một thói quen vô hại hóa ra lại tác động rất lớn tới sức khỏe của chúng ta.

Nếu không có lựa chọn nào khác, nên ngồi thẳng, tránh thõng vai, ngả nghiêng. (Ảnh minh họa)

Nếu không có lựa chọn nào khác, nên ngồi thẳng, tránh thõng vai, ngả nghiêng. (Ảnh minh họa)

Nếu phải ngồi nhiều, làm sao khắc phục?

May mắn là, các giải pháp cho mối đe dọa này khá đơn giản và rõ ràng. Nếu bạn bắt buộc phải ngồi nhiều, thử đổi tư thế ngồi vai thõng xuống sang dáng ngồi thẳng và khi có thể, hãy di chuyển nhiều hơn. Bạn có thể đặt nhắc nhở bản thân đứng lên mỗi 30 phút. Điều quan trọng nhất là, cần hiểu cơ thể được cấu tạo là để vận động, không phải để ngồi yên. Và, vì video này sắp kết thúc, tại sao bạn không đứng dậy và kéo giãn cơ thể, nuông chiều chính mình bằng vài phút đi bộ? Sau này, cơ thể sẽ cảm ơn bạn.

Người phụ nữ đột nhiên ngất xỉu phải vào viện cấp cứu, bác sĩ nói nguyên nhân do… ngồi nhiều
Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe nhiều về tác hại của việc ngồi nhiều, ít vận động. Ngồi nhiều có thể dẫn đến táo bón, bệnh trĩ,… Tuy nhiên,...

Sống khỏe

Nguồn: Ed-Ted
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva Voice