Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao một số người lại không hề có mùi cơ thể nhưng có người lại rất nặng mùi.
Xem thêm: Những loại cây lá quanh nhà trị hôi nách hiệu quả
Nếu bạn đi vào siêu thị của Nhật sẽ nhận ra chỉ có duy nhất một kệ hàng bày bán các sản phẩm khử mùi trong khi ở châu Âu ví dụ như Anh, bạn sẽ thấy chúng rất phổ biến.
Tại sao lại có sự khác biệt này, liệu có phải do chế độ ăn uống hay việc thường xuyên đến các phòng tắm hơi là lý do giúp người Nhật "nhẹ mùi". Thực tế, câu trả lời nằm ở một loại gen được gọi là mang tên ABCC11. Và không phải chỉ có người Nhật mà loại gen này còn khá đặc trưng ở Đông Á.
Người Nhật hay Hàn Quốc rất ít có mùi hôi nách nhờ sở hữu gen đặc biệt. (Ảnh minh họa)
Gen quyết định mùi hôi nách
Ở nách của chúng ta, có hai loại tuyến khác nhau tạo ra mồ hôi đó là tuyến ecrine và tuyến apocrine. Các tuyến mồ hôi eccrine có ở khắp mọi nơi trên cơ thể, ngoại trừ môi, ống tai, bao quy đầu, dương vật nam giới, môi âm hộ và âm vật. Eccrine nhỏ hơn mười lần so với tuyến mồ hôi apocrine, bài tiết mồ hôi trực tiếp lên bề mặt da. Mồ hôi được tiết ra bởi tuyến mồ hôi eccrine chủ yếu là nước. Tuy nhiên, đôi khi mồ hôi có thể chứa một số chất điện giải, muối natri clorua và một ít huyết tương. Do đó, mồ hôi có thể có vị hơi mặn.
Trong khi đó, các tuyến apocrine phát triển trong thời kỳ dậy thì ở một số vị trí nhất định trên cơ thể, như nách, cơ quan sinh dục, mí mắt, vú,... Thay vì bài tiết trực tiếp lên bề mặt da, tuyến mồ hôi apocrine tiết ra mồ hôi vào ống tủy của nang lông. Các chất được tiết ra bởi tuyến apocrine dày hơn mồ hôi thuộc tuyến eccrine. Tuyến apocrine cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn trên da và gây ra mùi cơ thể, mùi hôi nách và hôi chân.
Có hai loại tuyến khác nhau tạo ra mồ hôi đó là tuyến ecrine và tuyến apocrine.
Việc sở hữu bao nhiêu tuyến aprocrine đều bị ảnh hưởng bởi gen ABCC11. Người Nhật và một số nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc đều sở hữu loại gen tạo ra ít tuyến apocrine hơn so với thế giới. Gen ABCC11 không tạo ra protein cần thiết trong các tuyến apocrine để thu hút vi khuẩn. Kết quả là không tiết ra các hợp chất tạo mùi cơ thể.
Điều này đã được các nhà khoa học xác thực. Ian Day - nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này chia sẻ với Live Science: "Về cơ bản, gen quan trọng này là yếu tố quyết định duy nhất bạn có tạo ra mùi hôi dưới cánh tay hay không. Trong khi chỉ có 2% người châu Âu có gen ABCC11, thì hầu hết người Đông Á và gần như tất cả người Hàn Quốc đều có gen này."
Lý do khiến gen ít mùi lan rộng trong cộng đồng người Đông Á vẫn chưa được hiểu rõ. Nhưng có giả thuyết cho rằng đó là tính trạng trội, giúp cơ thể họ thích nghi với khí hậu lạnh lẽo tại khu vực vĩ độ cao ở châu Á.
Nhận biết gen nhờ vào ráy tai
Nếu bạn muốn biết mình có sở hữu loại gen đặc biệt này hay không có thể dựa vào ráy tai. Hãy xem thử ráy tai của bạn, nếu ráy tai ướt thì bạn có gene nặng mùi, còn khô hay dạng mảng thì có gene ít mùi.
Người có ráy tai khô chứng tỏ có gen ABCC11 và cơ thể cũng ít mùi. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân là bởi gen này ngăn cản cerumen, phân tử làm ướt ráy tai. Từ đó suy ra những người có ráy tai khô tức là họ sở hữu gen ABCC11 và sở hữu gen này tức là cơ thể ít mùi. Do đó, nếu có ráy tai là khô thì bạn quả là người may mắn vì bẩm sinh không cần lo lắng về mùi cơ thể của mình.
Ngày nay, 80-95% người Đông Á có ráy tai khô, trong khi loại ráy tai ướt có nhiều ở những người gốc Phi và Châu Âu (97-100%). Các khu vực Nam Á, quần đảo Thái Bình Dương, Trung Á, và thổ dân Bắc Mỹ và người Inuit có tổ tiên gốc Á có khoảng 30-50% người có ráy tai khô.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng nếu mình có ráy tai ướt vì khoa học ngày nay đã có rất nhiều cách để giúp chúng ta trị hôi nách cực hiệu quả.