Con trai bốc mùi hôi chân quá mức, đi khám mới biết là bệnh nhiều người dễ mắc trong hè

Ngày 07/06/2020 12:00 PM (GMT+7)

Mỗi lần cậu con trai 17 tuổi bước chân vào nhà, người mẹ đều phàn nàn về bàn chân bốc mùi như mùi cá thối, người mẹ đưa con trai đi khám không ngờ mắc bệnh lạ.

Thời tiết ngày càng nóng nực, phòng khám da liễu xuất hiện nhiều trường hợp bị hôi chân. Một nam sinh 17 tuổi bước vào phòng khám, mẹ chàng trai phàn nàn với bác sĩ rằng, chân của cậu có mùi hôi giống như mùi cá thối.  Mùi hôi mạnh tới mức mỗi khi con trai về nhà người mẹ chưa cần thấy tiếng con đã biết con về. Bà còn nói rằng ngay cả hàng xóm xung quanh cũng ngửi thấy. Minh chứng là chàng trai chưa cởi giầy, bác sĩ đã ngửi thấy mùi rất khó chịu.

Bác sĩ da liễu Thái Dật San, người đã tiếp nhận điều trị cho chàng trai 17 tuổi cho biết: Khi bệnh nhân cởi tất ra, cả phòng khám lập tức tràn ngập mùi hôi chân và mùi hôi còn khủng khiếp hơn cả cá thối. Điều khiến bác sĩ ngạc nhiên hơn đó là lòng bàn chân phủ nhiều chấm đỏ lỗ rỗ, phân bổ thành các mảng khác nhau như chiếc bản đồ. Ngoài ra, vấn đề đổ mồ hôi chân của bệnh nhân rất nghiêm trọng, lớp da dưới chân có màu trắng và bắt đầu thối rữa, đi kèm với mùi hôi khó chịu. Nhưng bản thân bệnh nhân dường như không quan tâm, bởi vì thời gian dài không có triệu chứng, không đau không ngứa, chỉ là thỉnh thoảng có ngứa nhẹ.

Con trai bốc mùi hôi chân quá mức, đi khám mới biết là bệnh nhiều người dễ mắc trong hè - 1

Chàng trai 17 tuổi bị bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân.

Bác sĩ Thái Dật San giải thích rằng trường hợp này là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn micrococcus hoặc coryneform gây ra. Vi khuẩn sẽ tiết ra enzym phá vỡ keratin trong lớp sừng tạo các lỗ nhỏ như vết rỗ, đồng thời vi khuẩn phân sẽ giải lưu huỳnh trong protein khiến nó phát ra mùi nồng nặc là armonia.

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân thường xuất hiện ở nhóm người mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi tay chân, do bàn chân chịu sức nặng của cơ thể nên ngón chân, gót chân, lòng bàn chân rất dễ xuất hiện dấu hiệu trên, trẻ nhỏ và cầu thủ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh.

Bác sĩ Thái Dật San cảnh báo: Khi có dấu hiệu mắc bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân, bạn nên đến bệnh viện khám. Bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nước. Trong trường hợp bệnh nhân mắc kèm hội chứng tăng tiết mồ hôi tay chân, bệnh nhân sẽ phối hợp sử dụng thuốc giảm tiết mồ hôi, thường xuyên thay giày tất, mang tất cotton thấm hút tốt, giữ bàn chân sạch sẽ, khô thoáng sẽ có lợi trong việc điều trị. Trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ điều trị bằng thuốc uống kháng sinh.

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân là gì?

Con trai bốc mùi hôi chân quá mức, đi khám mới biết là bệnh nhiều người dễ mắc trong hè - 2

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân (pitted keratolysis): còn gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1-3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau không ngứa.

Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường gặp hơn ở nam giới (tỉ lệ khoảng 8:1), và ở những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc môi trường ẩm ướt, bí mồ hôi hoặc những công việc ngoài trời vào những mùa mưa ẩm.

Có nhiều yếu tố góp phần gây nên tình trạng này, phải kể đến:

- Thời tiết ấm nóng.

- Thói quen, công việc sử dụng giày dép bí hơi như ủng cao su, giày cao su, sợi vải tổng hợp.

- Những người bị tăng tiết mồ hôi tay chân.

- Những người gặp phải chứng tăng sừng, dày sừng lòng bàn tay chân.

- Người bị đái tháo đường.

- Người lớn tuổi.

- Người suy giảm miễn dịch.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý này?

Tình trạng này có thể tái lập lại nhanh chóng trừ khi bạn giữ được lòng bàn chân luôn khô ráo. Những lưu ý sau đây có thể phần nào giúp hạn chế tái phát cũng như xuất hiện tình trạng bệnh:

- Hạn chế đi giày, tất nhiều nhất có thể.

- Đi tất bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton và/hoặc sợi thiên nhiên, tơ tre…

- Nếu được, hãy đổi sang thói quen đi dép sẽ tốt hơn, đặc biệt dành cho những ai bị tăng tiết mồ hôi chân.

- Rửa chân bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn 2 lần mỗi ngày.

- Sử dụng con lăn hoặc bình xịt khử mùi, chống ra mồ hôi cho vùng chân.

- Không đi một đôi giày quá 2 ngày, hãy để thời gian cho chúng khô thoáng hẳn rồi sử dụng lại.

- Cần giặt tất thường xuyên với nhiệt độ ít nhất 60 độ C để đạt hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

- Không dùng chung khăn tắm, giày dép với người khác.

- Cần thấm khô chân sau khi tắm, rửa. Không để bàn chân ướt khi ngủ, nghỉ.

Kinh hoàng bàn chân biến dạng vì bị côn trùng trong nhà nghỉ cắn
Chân của cô Jessica Mann, 24 tuổi, ở Manchester, nước Anh đã bị bong tróc da, phát ban , nổi mụn nước vì bị rệp trong nhà nghỉ cắn sau một chuyến du...
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác