Viêm túi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu và chế độ ăn phù hợp

Ngày 04/04/2020 16:00 PM (GMT+7)

Viêm túi mật là tình trạng bệnh lý thường gặp ở túi mật gây nhiều biến chứng cho cơ thể nếu không chữa trị. Vậy nguyên nhân nào gây viêm túi mật, bệnh có nguy hiểm không?

Viêm túi mật là một tình trạng viêm nhiễm thường gặp ở túi mật. Sự viêm nhiễm này chủ yếu qua vi trùng, vi khuẩn, nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh có thể làm hủy hoại túi mật. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Bệnh viêm túi mật thường gặp nhất ở đối tượng là phụ nữ trung niên, cao tuổi mắc thừa cân, béo phì, tiểu đường,... Có một vài trường hợp người bị sỏi mật cũng bị viêm túi mật, khi này bác sĩ sẽ ưu tiên loại bỏ túi mật là rất cao. Bệnh viêm túi mật thường được chia làm 2 loại:

Viêm túi mật cấp: Bệnh xảy ra cấp tính, đột ngột do vi trùng tấn công. Người bệnh có thể khỏi sau từ 4 đến 6 tuần nếu điều trị đúng cách.

Viêm túi mật mạn: Dạng bệnh mãn tính của viêm túi mật nếu không điều trị khỏi thành công, bệnh sẽ kéo dài âm ỉ và liên tục trong nhiều tháng, năm. Nguy cơ cắt bỏ túi mật là rất cao.

Viêm túi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu và chế độ ăn phù hợp - 1

Hình ảnh bệnh viêm túi mật

Nguyên nhân gây viêm túi mật

1. Do sỏi mật

Đây là nguyên nhân viêm túi mật chiếm đa số trong các ca bệnh lý thường gặp. Sỏi mật khiến cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào túi mật tại các nơi bị thương tổn. Từ đó tình trạng viêm nhiễm sẽ diễn ra.

2. Do bị nhiễm trùng

Ngoài sỏi mật ra, sự nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài lên các vết thương trong cơ thể có thể khiến người bệnh bị viêm túi mật. Dạng nhiễm trùng phổ biến nhất đó là nhiễm trùng huyết, E.coli, thương hàn.

3. Do bị chấn thương

Người bệnh gặp phải những chấn thương ở vùng bụng sẽ khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể. Từ đó gan mật dễ dàng bị nhiễm trùng và mắc bệnh.

4. Do bị tiểu đường, béo phì

Béo phì và tiểu đường là tác nhân gây ra hàng loạt căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe, trong đó có cả viêm túi mật. Béo phì và tiểu đường khiến cho lượng chất trong cơ thể bị mất cân bằng, cholesterol tăng cao, chất béo có hại tăng cao khiến túi mật bị tổn thương.

Dấu hiệu, triệu chứng viêm túi mật thường gặp

- Xuất hiện những cơn đau quặn tại vùng bụng, vùng thắt lưng

- Đau tăng lên khi vận động, có thể lan đến ngực, lưng hoặc vai

- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, hay bị nôn mửa

- Nồng độ bilirubin tăng cao khi gặp vấn đề về túi mật khiến da vàng hơn

- Phân nhạt màu bất thường

- Cơ thể hay bị ớn lạnh, nhiệt độ trung bình cơ thể giảm

- Cảm thấy ngứa ngáy trên da, ngứa toàn thân

- Sốt vừa cho đến sốt cao tùy theo tình trạng của bệnh

Viêm túi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu và chế độ ăn phù hợp - 2

Đau quặn bụng có thể là dấu hiệu viêm túi mật

Viêm túi mật có nguy hiểm không?

Viêm túi mật là căn bệnh có tính chất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra liên tục và kéo dài sẽ kéo theo rất nhiều cơ quan nội tạng bị tổn thương. Điển hình như gan và thận sẽ bị gặp biến chứng nếu như viêm túi mật không được điều trị.

Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, nguy cơ bác sĩ cắt bỏ túi mật là rất cao để tránh nhiễm trùng lan rộng, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Việc cắt bỏ túi mật có thể khiến sức khỏe của người bệnh trở nên sa sút hơn, không còn khỏe mạnh được như bình thường.

Viêm túi mật nên ăn gì, kiêng gì?

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây: Điều này giúp cơ thể bổ sung nguồn vitamin dồi dào có lợi cho cơ thể, kèm theo đó là chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Từ đó ngăn nguy cơ vi khuẩn tấn công.

Nên uống đủ lượng nước cơ thể cần: Lượng nước cơ thể cần mỗi ngày phải luôn được đáp ứng đầy đủ. Từ đó sẽ giúp cơ thể thanh lọc độc tố, đào thải các chất độc hại ra khỏi dễ dàng hơn.

Nên ăn thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm: Những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm và vi khuẩn đang tấn công cơ thể. Từ đó ngăn ngừa bệnh phát triển mạnh hơn.

Không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ: Chúng chứa nhiều chất béo có hại cho cơ thể, làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ béo phì và các bệnh nguy hại. Từ đó ảnh hưởng không tốt lên gan mật của bạn.

Không nên ăn quá mặn: Việc ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể tích tụ muối dư thừa, góp phần tạo nên sỏi thận, sỏi mật. Từ đó cũng sẽ làm tăng nguy cơ viêm túi mật rất cao.

Không nên sử dụng các chất độc hại: Các chất độc hại như rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích có thể gây tổn hại cho gan và mật. Chúng khiến gan và mật mất đi khả năng hoạt động, gây tổn hại sức khỏe.

Viêm túi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu và chế độ ăn phù hợp - 3

Các loại trái cây giúp bổ sung vitamin và chất chống viêm giúp phòng bệnh

Hướng điều trị viêm túi mật hiệu quả

1. Điều trị lâm sàng

Phương pháp điều trị lâm sàng hiệu quả hiện nay chủ yếu thông qua việc phẫu thuật để loại bỏ túi mật bị tổn hại. Các biện pháp phẫu thuật hiện nay bao gồm mổ hở truyền thống hoặc mổ nội soi đều đem lại hiệu quả. Người bệnh sau một thời gian ngắn là có thể xuất viện bình thường nếu mổ nội soi, còn mổ hở sẽ lâu hơn.

2. Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh các loại thuốc chống viêm nhiễm, thuốc làm tan sỏi túi mật để giảm bớt ảnh hưởng đến đường mật. Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc của bệnh nhân.

3. Các biện pháp điều trị khác

Chủ động phòng ngừa bệnh thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng ăn gì, uống gì để mau khỏi bệnh?
Sỏi túi mật là bệnh lý cực kỳ phổ biến và rất dễ gặp ở người, đặc biệt là phụ nữ. Vậy nên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc...

PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh thường gặp