Sỏi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biến chứng

Ngày 31/03/2020 16:00 PM (GMT+7)

Sỏi mật là căn bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao do lối sống không khoa học. Bệnh gây nên những cơn đau âm ỉ kéo dài rất dễ bị nhầm lẫn giữa đau dạ dày hay bệnh sỏi thận. Vậy sỏi mật là gì, có nguy hiểm hay không?

Sỏi mật là những hạt cứng được hình thành nên bởi sự mất cân bằng giữa cholesterol, muối canxi và bilirubin trong máu. Sỏi mật xuất hiện bên trong túi mật nằm ở ngay dưới gan và bên phải ổ bụng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng sang nhiễm trùng, ung thư,... gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Sỏi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biến chứng - 1

Hình ảnh sỏi mật thông thường

Nguyên nhân gây ra sỏi mật

1. Nguyên nhân do sự mất cân bằng chất

Có quá nhiều lượng cholesterol trong mật: Chúng sẽ tạo nên loại sỏi cholesterol có màu vàng đặc trưng. Nếu như gan chứa nhiều cholesterol thì sẽ càng tạo ra nhiều sỏi trong mật hơn.

Có quá nhiều bilirubin trong mật: Bilirubin là một chất được tạo nên khi các tế bào gan bị hủy hoại hoặc gặp các tổn thương. Bilirubin dư thừa sẽ hình thành nên sỏi mật có màu đen sẫm.

Túi mật có quá nhiều mật dẫn đến sự cô đặc chất, sự cô đặc này có thể gián tiếp hình thành nên sỏi tích tụ trong túi mật.

2. Nguyên nhân do bệnh lý

- Người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường, hàm lượng chất béo trung tính lúc này sẽ tăng cao và khiến bệnh nhân dễ bị sỏi mật.

- Người bệnh bị béo phì, thừa cân sẽ làm tăng cholesterol trong máu, trong gan. Từ đó làm tăng nguy cơ bị sỏi mật cholesterol.

- Người bệnh bị lo lắng, stress trong thời gian dài khiến tinh thần mệt mỏi, sự trao đổi chất suy giảm, tạo điều kiện cho bệnh hình thành.

- Người bệnh mắc chứng rối loạn tan máu bẩm sinh.

Sỏi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biến chứng - 2

Béo phì làm tăng nguy mắc bệnh sỏi mật

3. Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng

- Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thừa hoặc thiếu chất có thể gây ra sỏi mật

- Hấp thụ nhiều thực phẩm không tốt cho gan, mật

- Uống ít nước, khiến các chất cặn bã lắng đọng trong cơ thể tạo thành sỏi.

- Sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích gây phá hủy tế bào gan, mật

Dấu hiệu, triệu chứng sỏi mật thường gặp

- Cơ thể luôn cảm thấy buồn nôn, khó chịu

- Nước tiểu có màu đậm, sẫm hơn mọi ngày

- Hay bị đầy bụng, khó tiêu

- Xuất hiện thường xuyên những cơn đau ở vùng thượng vị 

- Đau âm ỉ, kéo dài nhiều giờ

- Phân có màu sẫm, nâu đen

- Cơn đau tới nhiều hơn sau khi ăn, kể cả khi đi ngủ

- Khi bị sỏi mật bilirubin, da của người bệnh sẽ trở nên vàng hơn

- Sốt, cơ thể ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng do biến chứng sỏi mật

Sỏi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biến chứng - 3

Bệnh sỏi mật có thể khiến người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu

Sỏi mật có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh

Sỏi mật là căn bệnh cực kỳ phổ biến và dễ mắc phải, bệnh chiếm tỷ trọng còn cao hơn các căn bệnh về nội tạng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Các biến chứng có thể xảy ra khi mắc sỏi mật bao gồm:

1. Viêm túi mật cấp tính

Khi sỏi mật chặn ống dẫn mật nơi mật di chuyển từ túi mật, nó có thể gây ra tình trạng viêm và nhiễm trùng trong túi mật. Điều này được gọi là viêm túi mật cấp tính, đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi mật. Túi mật lúc này có thể bị hoại tử, rò rỉ mật gây ra thương tổn nặng nề cho cơ thể, thậm chí là tử vong.

2. Viêm mủ trong đường mật

Sỏi mật có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm đường mật. Từ đó tạo ra các ổ áp xe trong gan khiến gan bị tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở những người tuổi từ 60 trở lên và không quá nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm.

3. Viêm tuyến tụy

Ngoài việc gây nhiễm trùng, sỏi mật còn gây tắc nghẽn đường lưu thông của dịch mật. Từ đó lượng mật chảy xuống tụy bị suy giảm khiến viêm tuyến tụy sẽ xảy ra. 

Hướng điều trị bệnh sỏi mật hiệu quả

1. Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh: Giúp giảm tình trạng nhiễm trùng, có thể kể đến như: Aminosid, quinolon,...

Sử dụng thuốc giảm đau: Giúp giảm các cơn đau do sỏi mật gây ra,  giãn cơ và giảm co thắt đường mật

Sử dụng thuốc chống viêm: Giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra khi bị sỏi mật

Các loại thuốc đánh tan sỏi: Giúp bào mòn và đánh tan các loại sỏi trong cơ thể. Phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ mới được sử dụng.

2. Phẫu thuật lấy sỏi mật

Biện pháp phẫu thuật nội soi để lấy sỏi mật là biện pháp phổ biến hiện nay để chữa trị cho những trường hợp bệnh nặng, không thể điều trị bằng thuốc. Khi được chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân có thể yên tâm vì mổ nội soi rất an toàn, ít gây ra biến chứng và chi phí cũng không quá cao. Chi phí mổ sỏi mật hiện nay ở nước ta dao động trong khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng.

Sỏi mật: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biến chứng - 4

Phẫu thuật mổ nội soi có thể chữa trị sỏi mật hiệu quả

3. Các biện pháp phòng ngừa khác

- Luôn giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh thừa cân béo phì

- Chế độ ăn uống đủ chất, hợp lý

- Uống đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần trong ngày

- Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức đề kháng và trao đổi chất trong cơ thể

- Nếu có dấu hiệu bất thường, phải đến ngay cơ sở khám chữa y tế để được điều trị kịp thời.

Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, nên ăn và uống gì?

- Nên ăn nhiều rau củ quả, hoa quả có chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Luôn uống đủ nước mà cơ thể cần mỗi ngày để trung hòa các chất cặn bã, độc tố để đào thải ra khỏi cơ thể dễ dàng. 

- Có thể sử dụng sữa để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên cần lựa chọn loại sữa ít béo, tách kem để tốt hơn với sức khỏe.

- Sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật để làm tăng các chất béo có lợi với cơ thể.

- Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đạm để tránh việc tạo sỏi uric.

- Hạn chế ăn nhiều muối vì rất dễ bị sỏi mật, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Kiêng ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán để giảm bớt cholesterol trong cơ thể.

Sỏi mật có nguy hiểm không? Dấu hiệu bệnh sỏi mật
Sỏi mật có nguy hiểm không, biến chứng của sỏi mật như thế nào? Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh thường gặp