Cây dại mọc ở bờ ao, xưa không ai biết đến nay thành đặc sản nổi tiếng có hương vị lạ, 90.000 đồng/kg

H.A - Ngày 16/08/2024 19:04 PM (GMT+7)

Đây là một đặc sản nổi tiếng ở miền Tây, chúng mọc dại ở khắp các bờ đê, bờ ao, đồng ruộng, mé sông mỗi khi mùa nước nổi về. 

Bông điên điển là sản vật đặc trưng của miền Tây vào mùa nước nổi. Loài cây này mọc hoang dại ở những vùng ngập nước, ao hồ, đồng ruộng, hay bãi đất trống.

Bông điển điển là đặc sản mùa nước nổi ở miền Tây

Bông điển điển là đặc sản mùa nước nổi ở miền Tây

Khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm, khi con nước tràn về là lúc bông điên điển vào mùa. Những bông hoa vàng rực trổ đầy cành làm người dân nơi đây nhớ về những câu hát: "Miền Tây xanh sắc mây trời, phù sa nước nổi người ơi đừng về. Với màu điên điển say mê, vàng trong ánh mắt, vỗ về gót chân...".

Theo tìm hiểu, cây hoa điên điển còn có tên gọi khác là muồng rút, điền thanh bụi, điền thanh hạt tròn, điền thanh đầm lầy, điền thanh lưu niên,... tên khoa học Sesbania sesban, thuộc họ Đậu.

Thời điểm thích hợp nhất để hái bông điên điển là từ 1-10 giờ sáng

Thời điểm thích hợp nhất để hái bông điên điển là từ 1-10 giờ sáng

Thân cây tròn bóng có màu xanh sọc tím, chúng phân nhánh nhiều, mang các lá kép lông chim từ 30-40 lá chét. Bông điên điển màu vàng mọc thành từng chùm có 8-10 hoa to. Quả của cây này có hình cầu màu đen, khi chín trái rơi xuống mặt đất rồi mọc ra cây khác.

Người dân địa phương ví cây điên điển như sản vật trời ban cho vùng đất này bởi không cần trồng, không cần chăm sóc cây vẫn phát triển nhanh, cho bông sai trĩu.

"Trước đây chỉ có người dân địa phương hái bông điên điển về ăn. Chúng mọc bạt ngàn ở khắp nơi, ăn không hết bông rụng vàng dưới gốc. Dần dần, bông điên điển được du khách biết đến, trở thành đặc sản nổi tiếng mà bất cứ ai đến với miền Tây đều tìm để thưởng thức. Vì thế, mấy năm nay người dân ra bờ ao, bờ mương hái bông điên điển về bán cho nhà hàng, thương lái, gửi đi khắp các tỉnh thành", chị Hoài (ở An Giang) chia sẻ.

Theo chị Hoài, bông điên điển có mùi thơm đặc trưng, vị hơi ngọt, là nguyên liệu để làm nên nhiều món đặc sản trứ danh như lẩu mắm, canh chua cá linh, canh chua cá đồng, bún cá... Giờ đây, bông điên điển còn được kết hợp chế biến thành các món ăn lạ miệng như gỏi, bánh xèo...

Cây dại mọc ở bờ ao, xưa không ai biết đến nay thành đặc sản nổi tiếng có hương vị lạ, 90.000 đồng/kg - 3

Chị Trà Giang (ở Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết, mỗi khi đến mùa nước nổi, cả gia đình chị rủ nhau đi hái bông điên điển từ sáng sớm. 

"Thời điểm thích hợp nhất để hái bông điên điển là từ 1h đến 10h sáng vì đó là thời điểm hoa đang hé nhụy, tươi rói, kịp cho phiên chợ buổi sáng. Đến buổi trưa và buổi chiều hoa nở rộ, tòe cánh, dễ bị giập nát, độ tươi ngon không bằng. 

Năm nào được mùa, mỗi ngày vợ chồng tôi hái được 20-30 kg bông điên điển, bán sỉ với giá từ 20.000-25.000 đồng/kg. Cuối vụ giá đắt hơn, khoảng 40.000 đồng/kg nhưng số lượng bông thu hái được ít hơn", chị Giang nói.

Cây dại mọc ở bờ ao, xưa không ai biết đến nay thành đặc sản nổi tiếng có hương vị lạ, 90.000 đồng/kg - 4

Theo khảo sát, trên chợ mạng, bông điên điển được rao bán với giá 70.000-90.000 đồng/kg, trở thành món ăn đặc sản, có mặt trên các bàn tiệc ở nhiều nhà hàng, quán ăn ở đồng bằng Sông Cửu Long và TP.HCM

Bông điên điên dễ bị giập nát, không bảo quản được lâu nên khi vận chuyển xa người ta phải đóng gói cẩn thận, bảo quản mát và lấy số lượng ít để bán hết trong ngày.

Loại quả xưa rụng đầy không ai biết đến, giờ thành đặc sản có hương vị lạ ở thành phố, 170.000 đồng/kg
Quả này là đặc sản ở An Giang, hình dáng giống quả chanh nhưng vỏ xù xì hơn, được sử dụng làm nguyên liệu tạo vị chua cho món ăn. 

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (21/11), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng/lượng lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương