Lía Tân Châu từ lâu là đặc sản nổi tiếng ở vùng đất miền Tây sông nước An Giang, chúng có hình dạng giống hệt với hến.
Nhắc tới Bảy Núi (An Giang), chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ tới những địa danh, thắng cảnh đẹp của miền Tây sông nước. Còn với những ai sinh ra và lớn lên ở đây sẽ không thể nào quên được mùi vị của một món ăn dân dã, từng gắn với một thời nghèo khổ, đó là con lía.
Về đặc điểm bên ngoài, lía Tân Châu giống với con hến. Loài hải sản này sống ở vùng nước lợ cửa sông, vào mùa nước nổi là thời điểm lía xuất hiện nhiều vô cùng. Lúc này, bà con ở đây vui sướng đi bắt những con lía tươi ngon về chế biến món ăn.
Lía từ lâu đã gắn bó với những bữa cơm nghèo khó.
Vì lía và hến có nhiều điểm tương đồng nên nhiều người có thể bị nhầm lẫn. Để phân biệt, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm như: so với hến, lía có vỏ mỏng hơn. Kích thước của lía chỉ lớn hơn đầu ngón tay người trưởng thành một chút. Vỏ của lía đa phần là hình bầu dục. Tuy nhiên, một vài con đặc biệt hơn lại có hình tam giác, hình tròn.
Sau khi được khai thác ở dưới sông lên, lía còn bám đầy bùn đất nên được người dân cho ngâm vào nước vài ngày. Sau khi ngâm, lía phải được rửa thật kỹ với nước mới được đưa vào chế biến. Đây là quy trình cơ bản bắt buộc phải thực hiện nếu mọi người muốn ăn lía.
Vỏ của lía mỏng hơn so với hến nên cách chế biến cũng nhanh gọn và đa dạng hơn. Lía Tân Châu có thể chế biến thành vài món ngon hấp dẫn như: xào tỏi, luộc xả, phơi nắng… Trong đó, món lía xào tỏi là phổ biến hơn cả, xuất hiện trong các nhà hàng và được du khách tìm để thưởng thức mỗi khi đặt chân tới vùng đất này.
Chị Hòa Ba - quê ở Phú Hữu (An Phú) chia sẻ, mỗi khi đến mùa, mỗi ngày chị đạp xe cùng với nhiều người trong làng để khai thác lía. Với giá bán 5.000 đồng lon, 20 lít lía giúp chị có thu nhập khoảng hơn 200 ngàn đồng/ngày. Gia đình không có đất sản xuất, mùa nước nổi đi kéo cá, còn mùa khác thì ai thuê gì vợ chồng làm nấy. Nhờ lía mà gia đình có thêm tiền trang trải mọi sinh hoạt…
Trên địa bàn An Giang, có nhiều nơi khai thác nguồn lợi này, thậm chí có xóm chuyên làm nghề. Tuy nhiên, tên gọi “lía” (hến) chỉ xuất hiện ở vùng đầu nguồn lũ địa phương An Phú và Tân Châu. Hỏi thăm, người bản địa chỉ cười trừ chứ không rõ nguồn gốc tên gọi trên: “Ông bà xưa gọi thì gọi theo chứ không tìm hiểu nguyên cớ”.