Loại rau xưa mọc đầy bờ rào chẳng ai thèm hái, nay là đặc sản nổi tiếng và rất hiếm trong nhà hàng, 70.000 đồng/kg

H.A - Ngày 15/11/2022 23:53 PM (GMT+7)

Loại rau dại này được ví như lộc trời ban cho vùng đất Tây Nguyên, khi ăn có vị ngọt bùi, ngon khó tả. 

Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ, là điểm dừng chân của nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước. Nơi đây còn gây ấn tượng mạnh với nhiều món ăn đặc sản, trong đó có những loại rau rừng chỉ có ở nơi này. Rau dầm tang là một ví dụ. Nếu cà đắng mang hương vị đăng đắng thì đặc sản rau dầm tang lại có vị ngọt bùi.

Rau dầm tang được xem là lộc trời của vùng đất Tây Nguyên

Rau dầm tang được xem là "lộc trời" của vùng đất Tây Nguyên

Cây dầm tang có tên gọi khác là Diang Tang, một loại rau dại mọc hoang dại bạt ngàn ở sông Sêrêpốk, Krông Ana, Krông Nô... Từ lâu, người Ê đê đã biết dùng đọt, lá và hoa của loài cây này nấu với cá sông thành món canh ngon, bổ dưỡng.

Vào mùa khô, cây dầm tang ẩn mình dưới những dòng suối. Khi dến mùa mưa, chúng cựa mình vươn dậy, mầm rau màu xanh biếc, vươn dài. Cọng rau mảnh khảnh và cũng rất dễ gãy, lá thì như lá rau răm nhưng lại mang trong mình một hương vị riêng, ngọt bùi.

Rau mầm tang dễ giập nát, nhưng chúng có hương vị riêng, rất hấp dẫn

Rau mầm tang dễ giập nát, nhưng chúng có hương vị riêng, rất hấp dẫn

Chị Hoàng Oanh - một người dân ở Đăk Lăk cho hay: "Ngoài mọc dại ở bờ suối, bìa rừng, dầm tang còn mọc ở những bãi đất trống hay xung quanh hàng rào. Từ xưa, thời còn nghèo đói, thứ rau dại này được ví như "lộc trời", xuất hiện trong những bữa cơm bình dị của người dân. Còn bây giờ, khi cuộc sống khá hơn, rau dầm tang vẫn là một thứ đặc sản ngon khó cưỡng nhưng chúng ngày càng hiếm và khó kiếm trong tự nhiên". 

Chị Oanh nói thêm, thứ rau rừng này không ăn sống được mà phải nấu chín, chế biến kết hơp với một số loại dễ kiếm trong rừng như măng le, củ mài và nấm. Lúc mới ăn, người ta sẽ cảm nhận được vị bùi nơi đầu lưỡi, một lúc sau thấm ngọt nơi cổ họng. Tùy theo từng món ăn mà người ta cho vào lượng rau dầm tang ít hoặc nhiều. 

Theo đó, nếu như nấu canh cá thì chỉ cần thái nhỏ một nắm rau dầm tang bỏ vào là được. Còn nếu làm món thịt hầm thì dậy mùi.

Rau dầm tang có thể chế biến thành nhiều món ngon

Rau dầm tang có thể chế biến thành nhiều món ngon

Hơn thế, loại rau này là một phần không thể thiếu trong món muối chấm của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên xưa nay. Món muối chấm này giờ đây còn được các nhà hàng, quán ăn nổi tiếng đặt hàng để đưa vào “menu” nhằm câu thực khách. Bất kỳ ai được thưởng thức một lần đều không thể nào quên mùi vị rất riêng và độc đáo của nó.

Những năm gần đây, những món ngon từ rau dầm tang được đưa vào thực đơn của các nhà hàng. Du khách đến với Tây Nguyên đều tìm để thử rau dầm tang. 

Gỏi dầm tang

Gỏi dầm tang

"Dầm tang rất được lòng du khách, nhưng thứ rau này không mua được nhiều, lại khó bảo quản nên ai muốn ăn hay mua về cho người thân phải đặt trước và đúng mùa mới mua được", chủ một nhà hàng ở Buôn Ma Thuột chia sẻ.

Ở chợ quê hay các nhà hàng, dầm tang được bán với giá khoảng 70.000 đồng/kg và rất được ưa chuộng.

Loài cá có tên gọi rất lạ, xưa giá rẻ giờ thành đặc sản hiếm và cực ngon ngọt trong nhà hàng nổi tiếng, 450.000 đồng/kg
Vùng đất miền Tây nổi tiếng với nhiều loại cá đặc sản ngon nức tiếng, trong đó không thể không nhắc tới loài cá "cậu ông Trời". 

Đặc sản 4 phương

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương